Trong bối cảnh môi trường ngày càng chịu nhiều áp lực từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, hệ thống xử lý nước thải trở thành một giải pháp thiết yếu giúp bảo vệ nguồn nước và đảm bảo sự phát triển bền vững. Với công nghệ tiên tiến và thiết kế tối ưu, hệ thống xử lý nước thải do Sơn Thịnh Phát cung cấp không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường khắt khe mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành.
1. Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải là một tập hợp các thiết bị và công nghệ giúp hỗ trợ loại bỏ các chất ô nhiễm, chất thải hữu cơ và hóa học từ nước thải, nhằm đảm bảo nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xả ra môi trường hoặc tái sử dụng. Hệ thống này được ứng dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp, khu dân cư và các cơ sở công cộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững.

2. Lợi ích của hệ thống xử lý nước thải
Dưới đây là những điểm nổi bật mà hệ thống xử lý nước thải mang lại:
- Bảo vệ môi trường: Hệ thống giúp loại bỏ chất ô nhiễm và các vi sinh vật có hại trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Điều này này giúp cho chất lượng nước ở hồ, sông, suối, biển và các nguồn nước khác được đảm bảo.
- Đảm bảo sức khỏe: Việc xử lý nước thải làm hạn chế nguy cơ lây lan các bệnh như tiêu chảy, viêm nhiễm và các bệnh nhiễm trùng khác từ các vi khuẩn và vi sinh vật gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
- Tiết kiệm nguồn nước: Nước thải sau khi được xử lý có thể tải sử dụng nhiều mục đích khác nhau như tưới tiêu, làm mát máy móc. Điều này giúp giảm nhu cầu sử dụng nước từ tự nhiên.

3. Các hệ thống xử lý nước thải phổ biến
Hiện nay, có nhiều loại hệ thống xử lý phổ biến được thiết kế để đáp ứng từng nhu cầu sản xuất khác nhau như:
- Hệ thống xử lý nước thải bằng điều lưu: Là quá trình được thiết kế để kiểm soát và ổn định lưu lượng nước thải. Điều này giúp cho các quá trình xử lý tiếp theo diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Hệ thống xử lý nước thải bằng trung hòa: Hệ thống này được sử dụng để điều chỉnh độ pH cao và thấp của nước thải về mức trung tính (pH khoảng 7).
- Xử lý nước bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn: Hoạt động bằng quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng với chất keo tụ (ví dụ như phèn nhôm, PAC). khiến chúng kết dính lại với nhau thành các bông cặn lớn hơn, để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và một số kim loại nặng.
- Hệ thống xử lý nước bằng kết tủa: Là phương pháp sử dụng các phản ứng hóa học để loại bỏ ra các chất thải kim loại ra khỏi mặt nước ô nhiễm như chì, crom, cadmi.
- Áp dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải: Công nghệ tuyển nổi sử dụng các bọt khí để kéo các chất ô nhiễm (ví dụ như dầu mỡ, chất rắn nhẹ) lên bề mặt nước.
- Bể lắng: Bể lắng được sử dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước thải bằng trọng lực. Các chất rắn nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy bể, trong khi nước sạch hơn được tách ra ở phía trên.
- Hệ thống xử lý nước bằng công nghệ sinh học hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải trong môi trường có oxy. Các hệ thống xử lý sinh học hiếu khí phổ biến bao gồm bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học.

4. Công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào đặc tính nước thải và yêu cầu của dự án, mỗi công nghệ dưới đây sẽ mang lại hiệu quả khác nhau và đáp ứng nhu cầu xử lý thích hợp:
- Công nghệ xử lý nước thải MBBR: Đây là công nghệ xử lý nước thải hiện đại trên toàn thế giới. Sử dụng vật liệu mang cho vi sinh vật, di chuyển tự do trong bể, tăng tiếp xúc giữa vi sinh vật, chất ô nhiễm và oxy, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý và tiết kiệm diện tích.
- Công nghệ xử lý AAO (A20): Là sự kết hợp của 3 quá trình: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Công nghệ này được ưu tiên sử dụng cho chất thải của những ngành nghề có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Màng lọc sinh học MBR: Với quy trình hoạt động khá đơn giản, MBR dùng để loại bỏ bể khử trùng, bể lắng và bể lọc, giúp tiết kiệm tối đa diện tích cho doanh nghiệp. Do đó màng lọc này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- Công nghệ xử lý nước thải SBR: Xử lý theo mẻ, quá trình được diễn ra trong một bể (làm đầy, phản ứng, lắng, xả). Với tính linh hoạt cao, không tốn nhiều nhân lực trong quá trình hoạt động.
- Công nghệ hóa lý và sinh học: Kết hợp của hai quá trình hóa lý (keo tụ, kết tủa, oxy hóa khử) và sinh học. Dùng cho nước thải khó phân hủy bằng sinh học thông thường như: chất thải bị nhiễm hóa chất, kim loại với độ màu cao.

5. Quy trình của hệ thống xử lý nước thải
Để vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, người kỹ sư cần nắm vững quy trình làm việc sau:
- Sàng lọc và bơm: Dùng để loại bỏ các vật thể như vải vụn, mảnh gỗ và dầu mỡ. Sau đó, nước thải đã được sàng lọc được bơm sang giai đoạn tiếp theo.
- Loại bỏ cát sỏi: Các hạt nặng nhưng mịn như sỏi, cát được tách khỏi dòng nước thải.
- Xử lý sơ cấp: Nước thải được đưa vào các bể lắng tròn lớn, nơi mà Vật liệu sẽ lắng, nhưng với tốc độ chậm. Trong bước này, hóa chất cũng được thêm vào để loại bỏ Phốt pho.
- Sục khí/Bùn hoạt tính: Vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm và chuyển hóa thành mô tế bào, nước và Nitơ.
- Xử lý thứ cấp: Tách nước thải đã xử lý hơn 90% trong bể lắng thứ cấp, bùn hoạt tính được tuần hoàn trở lại bể sục khí.
- Lọc: Nước thải đầu ra được làm sạch được đánh bóng trong bước này bằng cách lọc qua môi trường Polyester 10 Micron.
- Khử trùng: Tiêu diệt vi khuẩn bằng tia cực tím hoặc Clorin, Javen để đảm vi khuẩn còn sót lại ở mức trong giấy phép xả thải.
- Xử lý bùn: Đây là bước cuối cùng, tập trung vào việc giảm thể tích và xử lý bùn sơ cấp cùng bùn thải từ quá trình sục khí để tạo sản phẩm cuối cùng có thể tái sử dụng.

6. Yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn hệ thống xử lý nước thải
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng, người sử dụng cần lưu ý những điều sau trong quá trình lắp đặt hệ thống xử lý nước thải:
- Quy mô, công suất xử lý: Khi lựa chọn hệ thống cần phải xác định được quy mô và công suất phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý, tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên.
- Loại nước thải và mức độ ô nhiễm: Phân tích và xác định rõ các yếu tố như nồng độ, hàm lượng chất hoặc vi sinh vật có hại trong nguồn nước cần xử lý.
- Chi phí đầu tư và bảo trì: Chi phí luôn là yếu tố quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, bảo trì và nâng cấp trong tương để mang hiệu quả dài lâu.

7. Chi phí và cách tối ưu hóa hệ thống
Khi đầu tư vào hệ thống thùng chứa, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố quan trọng sau để đảm bảo hiệu quả vận hành, tối ưu hóa chi phí và đáp ứng các yêu cầu pháp lý:
- Chi phí xây dựng ban đầu: Gồm nhiều chi phí như xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, thiết bị công nghệ, hóa chất xử lý.
- Chi phí vận hành: Điện năng tiêu thụ cho các thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, hóa chất sử dụng thường xuyên trong quá trình xử lý, nhân công và bảo trì hệ thống.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Hệ thống cần đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và các quy định pháp luật hiện hành để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp.
Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí qua các giải pháp sau:
- Lựa chọn công nghệ phù hợp: Dựa trên đặc tính nước thải và nhu cầu xử lý, chọn công nghệ phù hợp. Việc chọn đúng công nghệ không chỉ tối ưu chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí vận hành lâu dài.
- Tối ưu hóa liều lượng hóa chất: Kiểm soát chính xác lượng hóa chất sử dụng, tránh lãng phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả xử lý.
- Hợp tác với bên thứ ba: Thuê các đơn vị chuyên nghiệp để xử lý bùn thải hoặc bảo trì hệ thống nếu doanh nghiệp không đủ nhân lực hoặc kinh nghiệm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

8. Câu hỏi thường gặp về hệ thống xử lý nước thải
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất mà khách hàng đặt ra khi tìm hiểu về hệ thống:
- Làm cách nào để xử lý nước thải sinh hoạt?
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm nhiều giai đoạn như lọc cơ học, lắng đọng, xử lý sinh học đến khử trùng. Mục đích chính là loại bỏ các tạp chất ô nhiễm và vi sinh vật gây hại, trước khi nước thải được xả ra môi trường.
- Thời gian bảo trì định kỳ bao lâu một lần?
Tần suất bảo trì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại công nghệ, lưu lượng và thành phần nước thải, chất lượng thiết bị,… Tuy nhiên, anh/chị có thể kiểm tra hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.
- Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải có cao không?
Mặc dù, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống có thể cao. Nhưng về lâu dài, nó giúp tiết kiệm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường. Chi phí cụ thể còn phụ thuộc vào quy mô dự án và công nghệ sử dụng.

9. Lợi ích của việc bảo trì định kỳ hệ thống xử lý nước thải
Nhờ vào việc bảo trì thường xuyên, hệ thống mang lại nhiều lợi ích từ việc duy trì hiệu suất đến giảm thiểu chi phí:
- Duy trì hiệu suất tối ưu: Bảo trì định kỳ giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh các sự cố gây gián đoạn quá trình xử lý nước thải.
- Tăng tuổi thọ: Thực hiện bảo trì thường xuyên giúp phát hiện sớm và khắc phục các hư hỏng nhỏ, từ đó kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí: Bảo trì định kỳ giúp tránh các sự cố lớn và chi phí sửa chữa đột ngột. Đồng thời giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng dài hạn.
- Đảm bảo tuân thủ quy định: Hệ thống được bảo trì tốt sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường. Giúp doanh nghiệp tránh được các khoản phạt do vi phạm quy định.

10. Thông tin chi tiết về cấu tạo
Thông tin chi tiết của hệ thống:
- Bể thu gom: Là nơi tiếp nhận nước thải từ các nguồn phát sinh. Bể được thiết kế với dung tích phù hợp để đảm bảo khả năng chứa.
- Bể cân bằng: Có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xử lý.
- Bể xử lý ban đầu: Được thiết kế để loại bỏ các chất rắn lơ lửng kích thước lớn. Bao gồm: rác, cát, sỏi và các tạp chất nặng.
- Bể xử lý sinh học: Đây là khu vực trọng tâm của hệ thống. Là nơi phân hủy các chất hữu cơ bằng các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí.
- Bể lắng: Có nhiệm vụ tách bùn hoạt tính và các chất lắng ra khỏi nước thải sau quá trình xử lý sinh học. Giúp nước sạch hơn trước khi đến các bước xử lý nước thải cuối cùng.
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi lắng sẽ được đưa vào giai đoạn khử trùng, nơi các vi khuẩn gây bệnh còn sót lại sẽ bị tiêu diệt.
- Hệ thống bơm: Đảm nhận việc vận chuyển nước thải qua từng giai đoạn xử lý. Từ bể thu gom đến các bể xử lý khác trong hệ thống.
- Hệ thống cung cấp khí: Cung cấp oxy cho các vi sinh vật trong bể xử lý sinh học.
- Hệ thống điều khiển: Gồm các thiết bị tự động hoặc bán tự động, dùng để giám sát và điều chỉnh toàn bộ quá trình vận hành hệ thống xử lý.

Ứng dụng của hệ thống xử lý nước thải
Nhờ khả năng xử lý hiệu quả, lọc chất ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước an toàn cho sản xuất. Do đó, hệ thống xử được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghệ thực phẩm,hóa chất, y tế ,… Hơn thế nữa, hệ thống còn giúp doanh nghiệp hạn chế các khoản tiền phạt do thải nguồn nước bẩn ra ngoài môi trường tiết kiệm nguồn nước, giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ở đâu?
Khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, quý khách vui lòng liên hệ Sơn Thịnh Phát. Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến khảo sát, tư vấn, và sau đó sẽ báo giá cạnh tranh cho quý khách. Sơn Thịnh Phát luôn là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp quốc tế và tập đoàn lớn tại Việt Nam. Chúng tôi luôn cam kết mang đến những giải pháp chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe và góp phần phát triển bền vững.
Vui lòng liên hệ ngay với Sơn Thịnh Phát theo thông tin dưới đây để nhận tư vấn chi tiết:
Email: tu.vu@sonthinhphat.com
Hotline: 0989 687 123
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.