Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Như Thế Nào Là Đạt Chuẩn?

Quy trình sơn tĩnh điện là vô cùng cần thiết để có được những sản phẩm chất lượng và đẹp mắt. Ngoài ra điều đó còn giúp bạn tiết kiệm một lượng sơn đáng kể và tiết kiệm được thời gian. Nhưng sự khác nhau giữa các quy trình sơn tĩnh điện ở các loại dây chuyền là gì? Hãy cùng Sơn Thịnh Phát tìm hiểu vấn đề này nhé!

Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Tổng Quát

Dù cho ở bất cứ một dây chuyền sơn tĩnh điện nào thì quy trình sơn tĩnh điện đều có 4 bước cố định. Các bước sơn tĩnh điện này áp dụng cho các dây chuyền tự động, bán tự động và thủ công. Những bước cố định ấy là gì? Hãy cùng xem tiếp phần bên dưới nhé!

4 bước của quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn gồm nhiều bước

Bước 1: Xử Lý Phần Bề Mặt Của Sản Phẩm Cần Sơn Trước Khi Sơn

Để sản phẩm sau khi hoàn thành quá trình phun sơn có lớp sơn bám chắc, màu sắc đồng đều, độ bám dính sơn phủ kín, độ dày vừa phải thì cần qua bước xử lý bề mặt. Bề mặt của sản phẩm hay vật liệu trước khi sơn phải được vệ sinh sạch sẽ. Lý do cần phải xử lý bề mặt sản phẩm là vì cần phải loại bỏ các lớp bụi, dầu mỡ, phần rỉ sét đã bám dính. Bước này còn được còn được gọi là quy trình xử lý bề mặt sơn tĩnh điện. Giai đoạn xử lý này cũng là một công đoạn tạo cho sản phẩm tăng độ liên kết với sơn hơn. Tuy quá trình này tốn không ít thời gian nhưng vì thế mới có được bề mặt hoàn hảo.

Những bể chứa sau đây được dùng để xử lý bề mặt sản phẩm cần sơn

  • Bể dùng để chứa các loại hóa chất dùng để tẩy chất dầu mỡ bám dính lên bề mặt vật liệu.
  • Bể để chứa các chất axit chẳng hạn H2SO4 hoặc HCl để tẩy rửa bề mặt bị rỉ sét trong quá trình vận chuyển hoặc gia công.
  • Bể dùng để chứa một lượng nước sạch để rửa lại sản phẩm.
  • Bể dùng để chứa các hóa chất trong quá trình định hình bề mặt sản phẩm. Đây là bể dùng để chứa các chất có vai trò loại bỏ những tạp chất khác trên bề mặt vật liệu. Điều đó sẽ giúp việc giảm bớt đi công đoạn và thời gian tiến hành Photphat hóa về sau.
  • Bể dùng để chứa những hóa chất cho quá trình photphat hóa bề mặt sản phẩm. Công đoạn là giúp cho việc tránh cho sản phẩm bị rị sét khi trong thời gian chờ để phun. Điều đặc biệt là công đoạn này còn giúp tạo nên lớp có độ bám tốt cho lớp sơn.
  • Bể chứa các chất dùng để cho quá trình thụ động hóa vật liệu cần sơn.
  • Bể nước sạch để rửa sản phẩm sau khi trải qua các quá trình tẩy rửa vừa rồi.

Bể Chứa Hóa Chất Được Tạo Ra Như Thế Nào?

Các bể dùng để chứa các loại hoá chất vừa rồi được xây lên bằng xi măng. Sau đó chúng sẽ được phủ một lớp nhựa Composite có tác dụng chống hóa chất bào mòn. Những loại hóa chất có trong bể chứa đều phải cần kiểm tra định kỳ để chắc chắn đủ nồng độ và các tiêu chuẩn.

Những Lưu Ý Trong Công Đoạn Xử Lý Bề Mặt Sản Phẩm

Công đoạn phân loại vật liệu cần sơn là công đoạn quan trọng trong quy trình sơn tĩnh điện. Vật liệu trước khi sơn cần phân loại dựa vào màu sắc, chất liệu. Các vật liệu này sẽ được xếp gọn gàng và ngăn nắp vào thiết bị làm bằng lưới thép không rỉ. Tiếp đến, các vật liệu ấy sẽ được nâng lên và hạ xuống tại các bể chứa.

Sau khi đã được xử lý sạch sẽ bề mặt thì tiếp đến sẽ đến công đoạn sấy khô. Sản phẩm sẽ được treo trên xe gòng sau đó cho vào lò sấy. Khi sản phẩm được đưa vào lò sấy khô, sấy ở mức nhiệt độ 120 độ C trong vòng 10 đến 15 phút. Công đoạn này sẽ giúp đẩy các hơi nước còn bám trên vật liệu khô đi một cách nhanh chóng. Hình dạng phổ biến của các lò sấy là ở dạng hình khối. Tại đây, nguồn cung cấp nhiệt chính là tia hồng ngoại, có nguyên liệu khí đốt là khí gas.

Bước 2: Tiến Hành Quá Trình Phun Sơn Tĩnh Điện

Buồng phun sơn là nơi diễn ra quy trình phun sơn tĩnh điện. Buồng phun sơn có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là đảm cho việc phun sơn được thực hiện chính xác với quy định kỹ thuật, không cho sơn bị lan tỏa ra nhiều trong không khí. Ngoài ra nó còn có hệ thống thu hồi lại lượng sơn dư thừa dùng để tái sử dụng lại sơn. Vì thế mà lượng sơn dư đó có thể thu lại, trộn với mẻ sơn mới để tái sử dụng. Đây chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn tĩnh điện. Vì vậy mà công nghệ được phát triển một cách vượt bậc.

Tùy thuộc vào từng dây chuyền sơn mà có hay không có những robot phun sơn. Trước khi diễn ra quy trình phun sơn, sản phẩm sẽ được gắn lên dải băng tải. Sau đó chúng được làm sạch bề mặt sơ bằng máy xịt nén khí. Lưu ý rằng hướng xịt làm sạch phải quay về hướng khác. Không nên xịt vào hướng vô mặt người đối diện hay hướng vô phòng để sơn.

Một lưu ý nữa trước khi sơn đó là bạn nên kiểm tra tình trạng của các hệ thống phun. Chẳng hạn như súng phun sơn cầm tay, súng phun sơn tự động, hệ thống đèn. Về cách sơn, khoảng cách giữa thiết bị sơn luôn vuông góc với bề mặt sản phẩm. Khoảng cách tùy thuộc vào việc sử dụng súng phun cầm tay hay súng phun tự động.

Bước 3: Công Đoạn Sấy Khô Để Hoàn Thành Sản Phẩm

Tiếp theo sau công đoạn phun sơn tĩnh điện sẽ là công đoạn sấy khô định hình và hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sau khi được phun sẽ được đưa vào buồng sấy khô để định hình. Mục đích của giai đoạn này là để cho lớp sơn bám dính tốt, lớp sơn đều và đẹp. Điều này sẽ làm sản phẩm được sơn bằng sơn tĩnh điện sẽ hoàn hảo hơn so với sơn thông thường. Nhiệt độ dùng để sấy trong lò sấy luôn được điều chỉnh linh động sao cho phù hợp từng sản phẩm. Sao cho sản phẩm sắp hoàn thiện có lớp sơn chắc chắn nhất.

Nhiệt độ thông thường sẽ từ mức 180 độ C đến 200 độ C trong thời gian 10 phút khi trong lò sấy. Nguồn nhiệt chính của lò là từ tia hồng ngoại với nguyên liệu dùng để đốt là khí gas.

Bước 4: Kiểm Tra Sản Phẩm Và Thực Hiện Đóng Gói

Sau khi đã trải qua công đoạn sấy khô định hình, tiếp đến sản phẩm cần được kiểm tra đầu ra kỹ. Điều này sẽ giúp sản phẩm được đóng gói và phát hành ra sẽ luôn có chất lượng tốt nhất. Để cho giai đoạn kiểm tra thành phẩm và đóng gói diễn ra nhanh hơn, ở các bước trước cần thực hiện chuẩn. Điều đó còn được thể hiện qua việc bố trí hợp lý và khoa học các hệ thống phun sơn trong xí nghiệp. Đối với những hệ thống công nghệ sơn tĩnh điện có công suất lớn và tự động hóa cần được chú trọng. Việc phân bố hệ thống hợp lý sẽ giúp tối ưu quy trình vận hành. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm tối đa diện tích để sản xuất trong quy trình sơn tĩnh điện.

Về công đoạn đóng gói sản phẩm sau khi đã kiểm tra chất lượng. Bạn cần xác định chính xác phương thức đóng gói trước khi tiến hành. Bạn chỉ nên đóng gói cho các sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn. Tùy thuộc vào từng mặt hàng và nhu cầu mà công đoạn đóng gói này sẽ khác nhau.

Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Cho Dây Chuyền Sơn Tĩnh Điện Tự Động

Tương tự như quy trình bao quát. Quy trình sơn tĩnh điện cho dây chuyền sơn tĩnh điện tự động cũng có 4 bước. Chúng bao gồm xử lý bề mặt sản phẩm, phun sơn tĩnh điện, sấy khô định hình và kiểm tra đóng gói. Tuy nhiên, cụ thể hơn ở bước 2 là giai đoạn tiến hành phun sơn sản phẩm. Ở giai đoạn này, các sản phẩm trước khi được sơn sẽ được đưa vào buồng phun sơn tự động. Tại hệ thống buồng phun sơn tự động, những thiết bị phun sơn là robot phun sơn được lắp đặt. Chúng bao gồm 2 robot phun sơn tịnh tiến, súng phun sơn dặm. Tại đây, robot phun sơn tịnh tiến sẽ tiến hành nhiệm vụ phủ sơn lên bề mặt sản phẩm.

quy trình sơn tĩnh điện tự động sử dụng robot

Quá trình sơn tĩnh điện tự động

Việc điều chỉnh khoản cách phù hợp giữa thiết bị phun và bề mặt sản phẩm sẽ giúp cho lớp sơn hoàn hảo. Khoảng cách thích hợp giữa robot phun sơn và bề mặt vật liệu phun sơn là 25 cm.

Ưu điểm vượt trội của quy trình sơn tĩnh điện tự động đó là tối ưu nhiều hạng mục cho doanh nghiệp. Nó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được số lượng nhân công làm việc. Từ đó dẫn đến được việc tiết kiệm chi phí để sản xuất sản phẩm, giá thành bán ra sẽ tốt hơn. Quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian sản xuất. Giúp sản xuất được số lượng lớn sản phẩm trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Cho Dây Chuyền Bán Tự Động

Về quy trình phun sơn tĩnh điện của dây chuyền phun sơn bán tự động. Cũng tương tự như thế, 4 bước luôn được thực hiện một cách chuẩn chỉnh. Điều này sẽ giúp sản phẩm luôn luôn được đảm bảo có chất lượng tốt nhất. 4 Bước ấy bao gồm làm sạch bề mặt, phun sơn, sấy khô định hình và kiểm tra – đóng gói. Bước thứ 2 là bước tiến hành phun sơn sẽ có điều khác biệt giữa dây chuyền khác. Đó chính là ở dây chuyền này sẽ sử dụng buồng phun sơn bán tự động. Tại buồng phun sơn này, sản phẩm sẽ được phun sơn bằng thợ phun. Người thợ phun sơn sẽ sử dụng súng phun cầm tay để khéo léo phun sơn lên sản phẩm.

Để có được chất lượng sản phẩm hoàn hảo, khoảng cách giữa súng phun và sản phẩm phải phù hợp. Khoảng cách đó phải được giữ ở mức 10 đến 15cm. Điều lưu ý ở bước phun sơn bằng súng phun tay đó là cách sơn. Bạn phải sơn ở những nơi có góc cạnh trước. Sau đó chúng ta cũng nên sơn từ mặt dưới rồi mới đến mặt trên.

Ưu điểm của dây chuyền phun sơn bán tự động cũng tương tự như phun sơn tự động. Nhưng doanh nghiệp phải mất thêm chi phí cho việc thuê nhân công. Tuy vậy, hệ thống có công suất vừa phải sẽ không chiếm quá nhiều diện tích sản xuất.

Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Cho Dây Chuyền Thủ Công

Tương tự, quy trình phun sơn thủ công đều phải tuân thủ 4 bước trong quy trình sơn tổng quát. Tuy nhiên ở bước tiến hành phun sơn là hệ thống phun sơn thủ công bằng súng cầm tay. Người thực hiện là các thợ sơn tại xưởng. Ở bước này, khoảng cách thích hợp giữa súng phun và sản phẩm là 20-25 cm. Bên cạnh đó thợ sơn sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh số lần lướt để lớp sơn đạt tiêu chuẩn.

quy trình sơn thủ công với công nhân

Quá trình sơn tĩnh điện thủ công

Những Điều Cần Chú Ý Khi Thực Hiện Quy Trình Sơn Tĩnh Điện

Bề Mặt Sản Phẩm Luôn Cần Được Xử Lý Trước Khi Phun Sơn

Bước 1 của quy trình sơn tĩnh điện là bước xử lý bề mặt sản phẩm luôn được chú trọng và cần thực hiện đầy đủ. Giai đoạn xử lý bề mặt sẽ giúp ích rất nhiều cho sự bám dính tốt của sơn. Giúp làm sạch bề mặt vật liệu một cách triệt để để thuận tiện cho các bước sau.

Luôn Kiểm Tra Tình Trạng Của Hệ Thống Sơn Tĩnh Điện Thường Xuyên

Việc kiểm tra hệ thống là vô cùng cần thiết. Dù cho doanh nghiệp của bạn mới được lắp đặt hệ thống hay đã lắp đặt lâu. Việc kiểm tra tình trạng thiết bị này có hoạt động một cách ổn định không, rất quan trọng. Vì nó sẽ giúp các bước trong quy trình được diễn ra thuận tiện và không bị gián đoạn. Việc kiểm tra các thiết bị trong hệ thống sẽ không mất quá nhiều thời gian của bạn. Đa phần nó chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút cho việc kiểm tra. Bên cạnh đó, việc kiểm tra này sẽ giúp cho thành phẩm luôn đạt được hiệu quả tốt. Quan trọng hơn hết là đảm bảo được an toàn và sức khỏe cho các nhân công của bạn.

Chọn Đơn Vị Lắp Đặt Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Uy Tín

Nếu bạn đang muốn lắp đặt hệ thống sơn tĩnh điện mà không biết đơn vị nào uy tín hay cách sử dụng ra sao? Đừng lo lắng, hãy liên hệ Sơn Thịnh Phát qua hotline của chúng tôi. Sơn Thịnh Phát luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn khách hàng cách sơn tĩnh điện tiêu chuẩn! Với đội ngũ kỹ sư lắp đặt lâu năm am hiểu các quy trình công nghệ sơn tĩnh điện. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi mang đến công nghệ sơn tốt nhất đến với quý khách.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời