Tìm hiểu cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện trên thị trường hiện nay đang được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi đây là công cụ được áp dụng công nghệ vượt trội hơn so với các công nghệ khác. Sơn tĩnh điện đem đến màu sắc phong phú và có độ chính xác cao. Vậy súng phun sơn tĩnh điện có cấu tạo như thế nào? Những thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây của sơn tĩnh điện Sơn Thịnh Phát.
Thành phần cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện
Việc nắm rõ về cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn bột sẽ giúp người dùng thao tác súng chuẩn. Đồng thời cho hiệu quả sơn cao hơn khi áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện (Electro static power coating technology). Dòng súng phun sơn tĩnh điện được chia thành các bộ phận khác nhau. Bạn cũng cần hiểu, nắm rõ được khái niệm, công dụng ở từng bộ phận. Như thế sẽ có thể thao tác súng đúng và đảm bảo chất lượng công việc. Cụ thể, súng sơn tĩnh điện gồm những bộ phận quan trọng sau:
Súng phun sơn tĩnh điện có cấu tạo gồm nhiều bộ phận
Cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện: nút để điều chỉnh
Về đặc tính sử dụng, nút để điều chỉnh lượng sơn sẽ giúp người dùng điều chỉnh được lượng sơn thoát ra ngoài. Chúng hoạt động bằng cách điều chỉnh về độ dịch chuyển ở kim. Khi bạn cần tăng lưu lượng sơn tĩnh điện thoát ra bên ngoài thì hãy nới lỏng vít điều chỉnh. Còn nếu cần giảm đi lưu lượng sơn bị thoát ra thì cần xiết vít chặt lại. Khi dừng sơn bạn hãy xoáy chặt vít, như vậy sẽ bịt hoàn toàn được dòng sơn.
Nút điều chỉnh về độ xòe
Nút để điều chỉnh về độ xoè sở hữu công dụng là điều chỉnh về độ bao phủ của sơn tĩnh điện. Cụ thể, nếu như nới lỏng vít, sơn tĩnh điện khi phun ra sẽ có dạng oval. Còn nếu khi xiết vít chặt thì sơn tĩnh điện khi phun ra sẽ là dạng tròn.
Khi người dùng sơn tĩnh điện ướt sử dụng súng phun sơn ở các vùng hẹp, nhỏ. Thì cần xoáy vít lại chặt hơn. Như vậy nhằm có được lượng sơn dạng hình tròn nhỏ. Còn với các khu vực khi làm việc lớn thì cần nới lỏng vít để điều chỉnh về độ xòe phù hợp.
Cấu tạo nút để điều chỉnh khí nén súng phun sơn tĩnh điện
Nút này có công dụng là điều chỉnh áp suất khí. Khi người dùng nới lỏng vít thì áp suất khí sẽ tăng. Khi xiết chặt vít thì sẽ làm giảm đi áp suất khí. Còn nếu người dùng xoáy chặt hết cỡ thì đồng nghĩa việc ngăn không để khí đi qua.
Áp suất của khí khi không đủ sẽ làm giảm đi độ mịn ở lớp sơn tĩnh điện. Còn nếu như áp suất khí nhiều quá sẽ dẫn đến hiện tượng lượng sơn khi phun ra không theo ý muốn. Việc này cũng sẽ tốn nhiều sơn hơn. Bởi thế bạn cần phải điều chỉnh được lượng khí nén sao cho ổn định và phù hợp với vật liệu trước khi sơn. Bạn cũng có thể dùng máy tách ẩm khí nén để điều chỉnh.
Mỗi bộ phận súng phun có các đặc điểm riêng
Cấu tạo kim sơn và họng súng phun sơn tĩnh điện
Công dụng của họng súng phun sơn tĩnh điện dạng bột là để đo, đồng thời hướng sơn từ dòng khí và súng. Đầu của họng súng thường dạng hình côn. Khi tiếp xúc phần mặt côn thì sơn tĩnh điện sẽ không lưu thông được qua.
Khi sơn tĩnh điện thoát ra, lượng sơn thoát ra phụ thuộc theo độ mở đầu họng súng. Thông thường dòng đầu họng súng phổ biến là dòng 1.3mm.
Nắp khí ở súng sơn tĩnh điện
Nắp khí súng sơn tĩnh điện có công dụng tương tự như nắp khí xả cho không khí, giúp xé sơn tĩnh điện thành những tia mịn nhỏ.
Cấu tạo cò súng phun sơn tĩnh điện
Trong cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện, cò súng là bộ phận rất quan trọng. Chúng có công dụng là cho sơn và khí phun ra khi bóp cò. Thông thường cò súng sơn tĩnh điện hoạt động theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là khi kéo nhẹ cò súng sẽ làm mở van khí và lúc này chỉ có không khí được phun ra. Giai đoạn hai là khi kéo thêm phần cò súng sẽ khiến chóp kim súng mở ra. Lúc này sẽ có không khí và sơn phun ra ngoài
Đầu nối đuôi súng sơn tĩnh điện
Linh kiện này được gắn ở đuôi súng sơn tĩnh điện, không cần quấn băng tan. Đầu nối này thiết kế nhỏ gọn, làm giảm được trọng lượng của vật.
Ngoài những bộ phận chính như trên, cấu tạo súng sơn tĩnh điện còn có các bộ phận khác như lò xo đẩy kim loại, gioăng hơi phía sau, móc gắn cò súng phun sơn, bộ điều khiển tự động, lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc burner nguyên liệu đốt là gas….
Cách sử dụng súng phun sơn bằng khí nén đúng và hiệu quả
Thao tác lắp súng sơn tĩnh điện
Thông thường khi mua súng phun sơn tĩnh điện ở cửa hàng thì súng đã qua kiểm tra đóng gói sản phẩm và được lắp hoàn chỉnh. Ngoại trừ hệ thống ống dẫn khí và cốc đựng sơn. Khi tiến hành lắp bình đựng sơn thì bạn cần phải lưu ý được khoảng cách lý tưởng ở súng và bình đựng là góc 45 độ. Như vậy để tránh tình trạng sơn bị đổ trong khi dùng. Sau đó, bạn cần phải cuốn băng tan vào chỗ lắp đầu nối phía dưới. Tiếp theo là vặn phần đầu nối ống dẫn khí vào.
Lưu ý, mỗi loại súng phun sơn tĩnh điện có thể có cấu tạo khác nhau. Chính vậy, người dùng cần tìm hiểu kỹ lưỡng cấu tạo khi mua về để lắp chính xác.
Cần nắm được cách dùng súng sơn đúng chuẩn
Cách dùng súng sơn tĩnh điện bằng khí nén
Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng hơn khi dùng súng sơn tĩnh điện đúng cách. Người dùng cần tiến hành đổ sơn tĩnh điện vào cốc rồi đóng lại nắp.
Khi thực hiện bóp cò súng sơn người dùng cần lưu ý có 2 nấc để bóp cò. Khi bóp cò lần đầu thì chỉ có khí đi ra theo hướng xịt sạch bề mặt sản phẩm. Mục đích nấc này dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm cần sơn. Đây cũng là công đoạn xử lý bề mặt trước khi sơn. Bóp mạnh lần nữa rồi kéo cò vào sâu bên trong thì sơn mới ra. Người dùng hãy bắt đầu sơn tĩnh điện từ những góc cạnh của vật trước.
Trong quá trình phun sơn tĩnh điện, tuỳ theo từng bề mặt cần sơn, bạn sẽ điều chỉnh theo 3 núm ở súng. 3 núm này gồm núm điều chỉnh hơi, núm điều chỉnh chụm xòe và núm điều chỉnh sơn.
Bạn cũng cần lưu ý nếu muốn tiết kiệm lượng sơn tối đa và tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm. Bạn cần chọn lựa công suất ở máy nén khí thích hợp, thường lớn hơn 1HP. Sau đó, bạn cũng cần chú ý lượng hơi khi cấp trong súng cần đúng với dòng súng sơn bạn dùng. Lưu lượng hơi tiêu thụ ở súng sơn tĩnh điện thường từ 2.5 đến 3kg/cm2.
Cách vệ sinh súng phun sơn tĩnh điện
Để súng sơn tĩnh điện hoạt động bền và tốt, bạn cần phải vệ sinh súng sơn ngay khi dùng xong. Nếu không thì lượng sơn còn dư ở trong súng sẽ khiến súng khô lại, gây ra tắc súng. Để có thể vệ sinh đúng cách, người dùng cũng cần nắm rõ cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện và tuân thủ quy trình. Quy trình để vệ sinh súng sơn tĩnh điện tương đối đơn giản:
5 bước vệ sinh súng phun sơn tĩnh điện để tránh ảnh hưởng tới cấu tạo
Bước 1: Đổ lượng sơn thừa ở trong phần cốc đựng sơn đi. Sau đó xịt hết những thứ còn sót lại ở trong súng.
Bước 2: Đổ dung môi đến bình đựng sơn, đậy nắp lại và lắc nhẹ. Như vậy dung môi sẽ làm sạch bình chứa. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải để lau sạch.
Bước 3: Sử dụng miếng khăn nhỏ để chặn một trong hai lỗ có ở 2 bên của nắp súng. Sau đó bóp cò tới khi có lượng hơi sục lên ở phần trên của cốc đựng. Thực hiện phun dung môi tương tự như phun sơn, mở hết đường hơi ở trong súng ra. Bạn cũng cần nhả bóp liên tục.
Bước 4: Tháo những bộ phận ở súng sơn tĩnh điện ra như kim bác, núm điều chỉnh hơi,… và thực hiện công đoạn vệ sinh. Người dùng cần bôi mỡ đến kim ở súng sơn. Như vậy vào lần sau sử dụng thì súng có thể hoạt động được êm.
Cần vệ sinh súng sơn sau khi dùng
Bước 5: Lau khô những bộ phận ở súng sau khi đã vệ sinh rồi lắp chúng lại. Tiến hành bóp cò tại nấc 1 nhằm đẩy những bụi bẩn có ở trong lỗ khí ở nắp chụp ra ngoài bằng khí nén.
Lưu ý khi vệ sinh
Khi vệ sinh bạn cũng cần lưu ý không tháo nắp chụp súng ra rồi cho vào cốc đựng sơn ngâm dung môi. Như vậy sẽ rất hại bởi bên trong có phần gioăng cao su dễ bị hỏng. Ngoài ra, bạn cũng không được ngâm cả súng sơn tĩnh điện ở trong hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của dung môi do ở súng còn có phần gioăng để chặn khí, chặn sơn và gioăng ở nắp súng.
Hơn hết bạn không nên để béc súng không có phần nắp chụp bảo vệ. Như vậy béc sẽ dễ dị dạng và bị toè khi xê dịch. Điều này dễ khiến sơn rỉ ra, sơn phun không được tơi hay không khít nắp chụp.
Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã nắm được cấu tạo súng phun sơn tĩnh điện cùng các thông tin liên quan. Từ đó sẽ giúp bạn có thể dùng súng sơn tĩnh điện hiệu quả, an toàn, bền bỉ. Nếu cần được hỗ trợ, tư vấn đừng quên liên hệ đến hotline của chúng tôi nhé!