Chi tiết sự khác nhau giữa sơn hấp và sơn tĩnh điện

Sơn hấp và sơn tĩnh điện đang là 2 phương pháp sơn được ứng dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Có nhiều khách hàng đang trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực thi công sơn. Họ thường rất băn khoăn không biết nên lựa chọn sơn hấp hay sơn tĩnh điện. Vậy để có thể giúp bạn chọn cho mình phương pháp sơn phù hợp nhất. Hãy tham khảo bài viết so sánh sơn tĩnh điện và sơn hấp dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm sơn tĩnh điện và sơn hấp 

Tìm hiểu phương pháp sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì chắc chắn là thuật ngữ mà nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ. Thứ chất đây sơn tĩnh điện là phương pháp sơn sử dụng nguyên lý điện từ để tạo lớp sơn trên bề mặt vật cần sơn. Bột sơn khi đi qua súng phun sơn sẽ tích phần điện dương. Chúng liên kết với bề mặt vật liệu mang điện tích âm. Do lực hút giữa các ion điện tích nên bột sơn được rải đều quanh vật liệu. Đồng thời chúng tạo sự bám dính cho màng sơn và vật trở nên chắc chắn hơn.

Phương pháp sơn tĩnh điện qua súng sơn
Phương pháp sơn tĩnh điện qua súng sơn

Nhìn chung, quy trình sơn tĩnh điện khá đơn giản. Những thiết bị chính được sử dụng là súng phun sơn tĩnh điện với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó, còn cần đến một số thiết bị hỗ trợ khác. Chẳng hạn như hệ thống sấy, buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn. Ngoài ra còn có hệ thống xử lý bề mặt trước khi sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện thường phù hợp để sơn các bề mặt kim loại như sắt thép,…

Tìm hiểu phương pháp sơn hấp

Công nghệ sơn hấp là một phương pháp được sử dụng màu sơn lỏng. Chúng thường được tạo màu sắc bằng máy. Do đó độ chính xác khi lên màu sơn cực cao. Phương pháp này cũng vừa được mới ra mắt hiện nay.  Thường dùng trong những phòng sơn cao cấp. Toàn bộ không gian của phòng sơn sẽ được bật chế độ sấy. Vì thế sau khi sơn sẽ không cần phải di chuyển. Điều đó cũng giúp lớp sơn có độ dính cao, bề mặt mịn màng. Đồng thời đẩy nhanh được quá trình thi công sơn. Trong sơn hấp nhiệt chữ nổi, thường cần phải sơn từ 2 – 3 lớp. Như vậy thì màu sắc lên đẹp và chuẩn nhất. Công nghệ này phù hợp sơn nhiều bề mặt khác nhau như nhựa hoặc kim loại,…

Gia công sơn hấp nhiệt trên chữ nổi
Gia công sơn hấp nhiệt trên chữ nổi

Điểm khác biệt giữa sơn tĩnh điện và sơn hấp

Mỗi phương pháp sơn đều mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải xác định được lựa chọn phương pháp nào. Qua đó sẽ đảm bảo được sự phù hợp nhất, đúng ứng đúng mục đích sơn. Để nắm rõ hơn về sự khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn thường hấp nhiệt này. Hãy cùng chúng tôi lập ra những tiêu chí so sánh như sau:

Độ bền màu

Đối với sơn tĩnh điện, phương pháp sơn này giúp bề mặt sơn có độ dày và rất cứng. Chúng không bị ảnh hưởng quá nhiều trên bề mặt nếu bị va đập mạnh. Trong khi đó, ở sơn hấp nhiệt dù được sơn nhiều lớp chồng lên nhau. Nhưng bề mặt của chúng vẫn khá mỏng, dễ bị trầy xước khi tác động mạnh.

Màu sắc

Sơn tĩnh điện cho màu sắc đều, bóng mịn và khá đẹp mắt. Tuy nhiên màu sắc của chúng không có sự đa dạng như khi so với các loại sơn khác. Chúng cũng có độ nhám nhất định trên bề mặt. Sơn hấp nhiệt cũng gây ấn tượng bởi chúng có khả năng cho màu sắc từ sáng bóng đến sáng mờ. 

Môi trường

Sơn tĩnh điện không chứa dung môi và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Do đó sơn thân thiện với môi trường. Còn sơn hấp do được làm trong phòng sơn chuyên dụng. Vì thế cũng tránh được các tác nhân hóa học thải ra môi trường.

Quy trình sơn tĩnh điện chuyên nghiệp, an toàn
Quy trình sơn tĩnh điện chuyên nghiệp, an toàn

Bề mặt

Ưu điểm của sơn tĩnh điện là có khả năng sơn đều trên bề mặt. Chúng có độ bóng mịn cao và lớp sơn khá dày. Còn sơn hấp nhiệt cũng được đánh giá cao về độ láng mịn. Tuy nhiên so với sơn tĩnh điện, độ dày của chúng lại mỏng hơn nhiều.

Khả năng chịu nhiệt

Những sản phẩm sơn tĩnh điện cho khả năng chịu nhiệt cao lên tới 200 độ C. Trong khi đó, sơn hấp chỉ có thể chịu nhiệt thấp hơn dưới 100 độ C.

Bền với hóa chất

Sơn tĩnh điện có độ bền rất cao. Chúng có thể giúp chống được các tác nhân ăn mòn như hoá chất, kể cả xăng chuyên dụng. Do đó, bề mặt sơn có khả năng không phai, không bị ăn mòn hay nóng chảy dù tiếp xúc với hóa chất.

Đối với bề mặt sơn hấp nhiệt chúng lại không được đánh giá cao về độ bền khi tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường có điều kiện thường chúng vẫn có độ bền màu cao.

Ứng dụng của sơn hấp và sơn tĩnh điện

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Công nghệ phun sơn tĩnh điện được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là các ngành hàng không, điện từ, chế tạo xe, thiết kế đồ gia dụng,.. Chúng có khả năng sơn trên nhiều chất liệu kim loại như nhôm, sắt, thép, đồng thau,.. với tác dụng như một lớp màng bảo vệ ngăn chặn bề mặt kim loại khỏ quá trình oxy hóa, ăn mòn điện hoá.

Sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi
Sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Ứng dụng của phương pháp sơn hấp 

Phương pháp sơn hấp nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo như làm logo, bảng hiệu công ty, nhà máy, nhà hàng, khách sạn,.. Ưu điểm khi áp dụng phương pháp này là giúp kiểu chữ sống động và nổi bật hơn. Đồng thời, còn nâng cao độ bền cho biển hiệu nhờ khả năng chống chịu được những ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hai phương pháp sơn hấp nhiệt và sơn tĩnh điện. Hy vọng, thông qua đây có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp sơn phù hợp, đáp ứng tốt đòi hỏi của công việc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sơn tĩnh điện có thể liên hệ ngay đến với sonthinhphat để nhận được sự trợ giúp từ phía nhân viên.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời