Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công đang được nhiều khách hàng quan tâm. Chúng được dùng để tạo ra những sản phẩm sơn tĩnh điện. Qua đó đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống con người. Hệ thống dây chuyền phun sơn tĩnh điện này cũng đem tới nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu dây chuyền này. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công là gì? Phục vụ cho những công việc nào?

Khái niệm dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công

Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công là hệ thống thực hiện sơn vật dụng thủ công. Dây chuyền được tiến hành sơn bằng bột sơn khô. Chúng được dùng hiệu quả qua quá trình sử dụng súng phun sơn tĩnh điện cùng các công nghệ sơn tĩnh điện hàng đầu hiện nay.

Với dây chuyền thủ công sẽ cần đến nhiều nhân công hơn dây chuyền tự động. Thời gian để gia công cũng sẽ lâu hơn.

Dây chuyền sơn tĩnh điện này đang được đông đảo khách hàng quan tâm
Dây chuyền sơn tĩnh điện này đang được đông đảo khách hàng quan tâm

Dây chuyền thủ công phục vụ trong các công việc nào?

Hệ thống dây chuyền thủ công thích hợp sơn hàng trong dân dụng, sơn gia công và sơn những thiết bị quá khổ, quá tải,… Đặc biệt hệ thống này phù hợp trong các doanh nghiệp cần gia công số lượng nhỏ, yêu cầu thời gian khi gia công không quá gấp gáp.

Cấu tạo của dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công

Hệ thống tẩy rửa hóa chất

Hệ thống tẩy rửa hóa chất trong dây chuyền này thường đơn giản và nhỏ hơn hệ thống bán tự động. Có nhiều công đoạn được thực hiện thủ công thay vì dùng máy móc như ở hệ thống bán tự động. Bể chứa hóa chất tẩy rửa thường được xây bằng xi măng và phủ nhựa composite hay thép không gỉ. Vật liệu cần sơn sẽ đi qua hệ thống này trước khi sơn tĩnh điện.

Hệ thống Palang 

Palang cẩu trục để di chuyển băng tải vào buồng phun thuận tiện hơn trong việc tẩy rửa bề mặt của sản phẩm trước khi tiến hành sơn tĩnh điện.

Hệ thống buồng phun sơn

Hệ thống buồng phun sơn là vị trí quan trọng trong một dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công. Được cấu tạo bằng thép sơn tĩnh điện hoặc inox 304 có kích thước chiều dài 4.5 – 5m, chiều cao 2 – 2.5m. Ở đó sẽ sử dụng 1 súng phun sơn tĩnh điện bằng tay vào buồng phun.

Hệ thống xích tải

Hệ thống xích tải ở trong dây chuyền thủ công chiều dài thường từ 40 đến 50 m tùy theo từng mô hình. Chúng có chức năng di chuyển vật cần sơn vào lò sấy.

Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công bao gồm nhiều hệ thống
Dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công bao gồm nhiều hệ thống

Hệ thống lò sấy

Lò sấy trong hệ thống này là buồng kín dạng thùng đơn giản. Lò sấy này được cấp nhiệt đơn giản bằng dầu diesel, gas, bếp hồng ngoại. Đồng thời hệ thống cũng bao gồm tủ điều khiển.

Máy sấy khí

Máy sấy khí sẽ thực hiện quá trình lọc, tách phân tử dầu, bụi bẩn trong khí nén. Qua đó làm sạch, làm khô khí nén trước khi đi qua súng sơn tĩnh điện.

Máy ray bột

Cải thiện độ tích điện và làm sạch lượng bột sơn cũ sau khi được thu lại.

Ưu điểm của dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công

Hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công đem tới nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Giúp việc thi công sơn tĩnh điện được dễ dàng hơn. Chúng góp phần trong việc thu hồi lượng bột sơn dư thừa. Sau đó sẽ tiếp tục tái sử dụng chúng ở các lần sơn tiếp theo một cách đơn giản. Người sử dụng cũng không còn lo về chất lượng sơn tĩnh điện kém đi.
  • Vì là phương pháp thủ công nên vốn đầu tư thấp, không yêu cầu về diện tích lớn, tiết kiệm được nguyên liệu đốt, bột sơn, phù hợp cho những doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
  • Dây chuyền được nghiên cứu, thiết kế từ những kỹ sư hàng đầu nên hệ thống vận hành vô cùng linh hoạt, đảm bảo không có lỗi nào xảy ra.
  • Hệ thống ở trên dây chuyền hoạt động vô cùng ổn định. Do đó, thành phẩm sau khi sơn có chất lượng bền đẹp.
Dây chuyền sơn thủ công có nhiều ưu điểm nổi bật
Dây chuyền sơn thủ công có nhiều ưu điểm nổi bật

Quy trình sơn tĩnh điện thủ công

Cách sơn tĩnh điện thủ công sẽ được thực hiện qua quy trình cơ bản sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt của vật liệu trước khi tiến hành sơn. Bước này giúp bảo đảm vật không có bẩn bụi hay mảnh vụn. 

Bước 2: Xếp sản phẩm trong bể hóa chất sao cho các sản phẩm không quá ép sát vào nhau. Đồng thời không bí khí, không che khuất và có thể dễ dàng thoát nước. Sản phẩm được sơn tĩnh điện đựng ở trong những rọ làm bằng lưới thép không gỉ. Điều này dễ dàng di chuyển qua một hệ thống Palang điện đi qua những bể hóa chất.

Bước 3: Khi đã qua xử lý trong bể hóa chất, sản phẩm được treo bên ngoài để nước ở trong chảy ra ngoài. Sản phẩm cần được sấy khô trước khi đưa vào sơn tĩnh điện. Bạn cũng cần che đậy gọn gàng những sản phẩm đã qua vệ sinh sạch sẽ nhưng chưa được sơn.

Bước 4: Đưa sản phẩm đến buồng phun sơn. Xịt sạch bề mặt bụi sản phẩm qua khí nén. Hướng xịt cần quay ra phía ngoài không hướng vào mặt người khác hay quay ngược chiều phòng sơn.

Bước 5: Thực hiện quá trình sơn tĩnh điện. Tay súng cần đặt vuông góc sản phẩm cần sơn. Khoảng cách từ sản phẩm tới súng sơn là 10 tới 15cm với phun tay là 20 tới 25cm với súng phun tự động.

Bước 6: Đưa sản phẩm đã phun sơn vào trong buồng sấy khô.

Bước 7: Kiểm tra về độ đồng đều, màu sắc, độ phủ sơn, độ bám dính ở sản phẩm sau khi sơn. Chỉ đóng gói các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Kết luận về dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công

Hy vọng qua chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về dây chuyền sơn tĩnh điện thủ công. Nếu cần tư vấn lắp đặt, hãy liên hệ công ty sơn tĩnh điện chúng tôi qua hotline.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời