Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin A-Z Nên Biết

Sơn tĩnh điện – đó là thứ mà ắt hẳn rằng bạn đã nghe đi nghe lại nhiều lần trong những phần mô tả của các vật dụng trong gia đình nhưng chưa chắc bạn đã thật sự hiểu về nó. Trong bài viết này, Sơn Thịnh Phát sẽ giúp bạn hiểu về sơn tĩnh điện và những ứng dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Những điều cần biết về sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn khô, sơn tích điện hoặc là sơn bột. Vốn có tính chất khô và có dạng bột, nên khi sơn được đưa qua qua thiết bị súng phun sẽ tạo thành điện tích (+) đồng thời tiếp xúc cùng bề mặt mang điện tích (-). Từ đó sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa lớp sơn và bề mặt vật cần sơn. Thành phần chính của bột sơn tĩnh điện gồm: hợp chất polymer hữu cơ, bột màu, các chất phụ gia. Sơn thường chuyển sang dạng rắn bằng nhiệt hay là bằng tia cực tím. 

Sơn tĩnh điện xuất hiện từ khi nào?

Công nghệ sơn tĩnh điện có tên tiếng anh là Electrostatic Powder Coating. Công nghệ này đã được phát minh từ cuối những năm 1940. Đây là thời điểm mà những tấm kim loại được phun phủ lên bằng polyme hữu cơ dạng bột. Nhà khoa học Erwin Gemmer, phát triển quy trình tầng sôi để xử lý sơn bột nhiệt ở dạng rắn. Sau đó ông đã chính thức giới thiệu quy trình này vào tháng 5 năm 1953. 

Sơn tĩnh điện ra đời và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống

Sơn tĩnh điện ra đời và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống

Đến thời gian hiện tại, công nghệ sơn này đã phổ biến và được nhiều người sử dụng. Quá trình được hiểu đơn giản là phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các vật liệu cần được che phủ. 

Có 2 loại chất dẻo thường được dùng rộng rãi nhất là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. 

  • Nhựa nhiệt dẻo có thể tạo nên lớp phủ mà không cần qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử. 
  • Nhựa nhiệt rắn thì lại xếp chồng chéo lên nhau tạo nên một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt tốt và không hề tan chảy.

Vậy hiện tại có bao nhiêu loại sơn tĩnh điện? Và loại nào được nhiều người sử dụng nhất? 

Những cách phân loại sơn

Phân loại theo tính chất, bao gồm có 2 loại: 

  • Sơn tĩnh điện khô: Dùng để sơn phủ cho sắt, thép, inox,… bằng bột tĩnh điện.
  • Sơn tĩnh điện ướt: Dùng để sơn phủ cho gỗ, nhựa, kim loại… bằng dung môi để làm sơn.

Phân loại theo chức năng, bao gồm 5 loại:

  • Bột Sơn Polyeste: Đây chính là loại sơn phổ biến nhất thị trường. Nó có độ bền rất cao, chịu được ánh nắng chói chang của mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào.
  • Bột Sơn Epoxy: Thường được sử dụng để phun lên vật liệu cần bảo vệ nhằm hạn chế các va đập, sự bám dính, hư mòn.
  • Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong. Bột sơn này giúp tạo ra độ mịn màng cho bề mặt sản phẩm và có chức năng kháng lại hóa chất cực kỳ tốt.
  • Bột Sơn Fluoropolymer: Loại sơn này thường được sử dụng cho những vật dụng cần sơn ngoài trời như: cổng, hàng rào, bảng hiệu,…
  • Bột Sơn Hybrid (Epoxy-Polyester): Bột sơn này chi phí thấp hơn các bột sơn còn lại. Nó được sử dụng trên nhiều bề mặt các vật liệu cần sơn.

Sự khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn thường

Việc khác nhau giữa sơn thường và sơn tĩnh điện là vấn đề được rất nhiều người đang quan tâm. Những điểm khác biệt giữa 2 loại sơn này là gì? Trong hai loại sơn thì nên chọn loại nào sẽ tốt hơn? Hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây của Sơn Thịnh Phát. 

Đặc điểmsơn thườngsơn tĩnh điện
Hệ thống sơnThao tác bằng thủ công nên thường lên màu không chuẩn xác và ít có độ bền cao.Sản phẩm sơn có chất lượng tốt và màu sắc chuẩn. Hệ thống dây chuyền hiện đại và các quy trình chặt chẽ.
Công nghệ sơnSơn thường phụ thuộc vào tay nghề người thợ sơn và sẽ bị lãng phí nếu người thợ không có kỹ năng được tốt.Sở hữu dây chuyền khép kín hiện đại nên mang đến chất lượng chuẩn cho bề mặt sơn, tiết kiệm thời gian và lượng sơn cần thiết. 
Bề mặt sơnPhụ thuộc vào người thợ sơn pha chế nước sơn như thế nào. Nếu pha trộn sơn tốt thì sản phẩm sẽ đẹp, đều màu và nếu không thì sẽ ngược lại. Phương pháp liên kết ion được sử dụng giúp sản phẩm có độ bền cao. Màu lên chuẩn hơn. 
Chi phí Chi phí đầu tư cho sơn thường ban đầu thấp. Nhưng chất lượng lại không được đảm bảo và mất khá nhiều thời gian để sơnChi phí đầu tư ban đầu cho sơn tĩnh điện khá cao. Tuy nhiên thành phẩm lại vô cùng đẹp, lên màu chuẩn, bền bỉ và không cần tốn quá nhiều thời gian. 

Nguyên lý công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động tổng quát

Sơn tĩnh điện hoạt động nhờ vào súng phun đặc biệt để tạo ra lớp phủ trên vật liệu. Khi bột tĩnh điện đi qua súng thì sơn sẽ được tích điện dương tại đầu kim có điện. Sau đó, kim phun sơn bắn ra sơn di chuyển theo điện trường tới chi tiết sơn tích điện âm. Nhờ lực hút giữa các ion điện tích nên bột sơn sẽ phủ hoàn hảo lên vật liệu cần phun. 

nguyên lý của sơn tĩnh điện

Nguyên lý tích điện giúp phủ sơn hiệu quả

Ta có thể thấy rằng nguyên lý hoạt động không quá phức tạp. Công nghệ này chỉ gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện tự động. Ngoài ra để đảm bảo được nguyên lý hoạt động thì cần có các thiết bị khác hỗ trợ như buồng phun sơn thu hồi, hệ thống sấy và bồn hóa chất,… 

Lưu ý đảm bảo nguyên lý hoạt động hiệu quả

Sơn tĩnh điện thường được áp dụng trong trường hợp sơn một lớp. Hiện nay, công nghệ này đang ngày càng phổ biến, bởi đây là một công nghệ tạo lớp bề mặt mà ít phát thải hơn so với công nghệ khác. Sau khi phun, có thể thu hồi và tái sử dụng lại lượng bột không thể bám vào chi tiết. Kỹ thuật sơn bột có thể phủ lên tất cả các góc và bề mặt của các điểm không ở trực diện với súng phun sơn. Vì thế phun tĩnh điện có được độ che phủ cao hơn kỹ thuật phun ướt.

Trước khi phun sơn, bề mặt vật phun phải cần được làm sạch, sấy khô. Ngoài ra cần cải thiện chất lượng xử lý bề mặt của vật liệu. Việc cải thiện chất lượng bề mặt sẽ giúp cho sơn bám tốt hơn.

Tuy nhiên, cần phải làm nóng vật được sơn ở nhiệt độ 2600 độ C, để làm nóng chảy bột. Vì thế nó chỉ áp dụng cho các vật bằng kim loại. Ngoài ra kích thước của chi tiết cần vừa đủ để cho vào trong lò, màu sắc của các mẻ sơn phải đồng nhất, đồng thời phù hợp màu với các loại sơn khác. 

Ưu điểm khi sử dụng phun sơn tĩnh điện

Tiết kiệm chi phí:

Hầu hết dung tích sơn được sử dụng một cách triệt để. Bột sơn trong quá trình phun sơn khi dư sẽ được được thu hồi và tái sử dụng. Khi tiến hành không cần sơn lót, dễ dàng làm sạch vùng bị ảnh hưởng khi phun sơn không đạt yêu cầu. Giá thành của sơn tĩnh điện rẻ hơn một số loại sơn thông thường khác.

Dễ sử dụng:

Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện tự động hóa theo cách sử dụng hệ thống súng phun tự động. Ta có thể vệ sinh dễ dàng khi bột sơn bám lên người. Điều này không cần dùng đến các loại dung môi tẩy rửa khác như khi với sơn nước, sơn dầu.

Chất lượng tốt:

Các thành phẩm kết quả của sơn tĩnh điện có tuổi thọ cao. chúng ít khi bị bào mòn bởi các hóa chất hay điều kiện thời tiết. Khi sản phẩm đã khô, sơn đã tạo thành lớp bảo vệ cứng và chắc chắn hơn so với những loại sơn khác. 

Hiệu quả về kinh tế và thời gian:

Lớp phủ trên bề mặt vật cần sơn có thể được dùng nhiều hoặc ít bột sơn khi cần. Thay vì đợi mỗi lớp ngoài khô, sau đó mới phun lớp tiếp theo thì ở sơn tĩnh điện tất cả chỉ được thực hiện trong một bước duy nhất. Vì thế sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động.

Thân thiện với môi trường:

Trong các loại sơn thông thường khi thải ra có chứa các thành phần độc hại, thậm chí làm suy giảm tầng ozon và tạo ra chất thải nguy hại. Trái lại, sơn tĩnh điện không dùng dung môi hay hợp chất hữu cơ. Vì thế sẽ không gây hại cho môi trường trong giai đoạn thi công. 

Những ứng dụng hữu ích trong đời sống

Ứng dụng sơn tĩnh điện trong lĩnh vực ô tô

Ứng dụng sơn trong lĩnh vực ô tô

Ngoài những tính năng đặc biệt và những ưu điểm nổi bật mà ít loại sơn thường nào có được. Vậy hiện nay người ta sử dụng công nghệ sơn này trong những lĩnh vực gì?

Sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất và một số lĩnh vực khác. Điển hình như:

  • Dùng để phủ sơn các loại vật liệu có chất liệu từ kim loại nhôm hoặc sắt. 
  • Sơn được dùng ứng dụng trong công nghệ xe ô tô và xe máy lên các bề mặt kim loại. 
  • Trong các thiết bị gia dụng như: chân bàn, chân ghế, chân tủ,…
  • Trong kiến trúc nội thất và vật dụng trang trí nhà cửa như: cửa sổ, cổng rào, cổng chính,…

Chúng ta thấy được rằng sơn tĩnh điện được sử dụng hầu hết trong các vật dụng hiện có tại nhà cũng như nơi bạn công tác. Vì thế tầm quan trọng của nó trong đời sống rất cao. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, thời gian là điều thuận lợi cho bạn. Để sở hữu công nghệ này, bạn cần tìm một đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống sơn tĩnh điện uy tín. Giữa rất nhiều nơi cung cấp như hiện nay thì đâu là nơi để bạn đặt niềm tin vào?

Sơn Thịnh Phát – Đơn vị sơn tĩnh điện uy tín số 1

Với những chia sẻ thông tin ở trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm của sơn tĩnh điện cũng như về nguyên lý của công nghệ sơn này. Nếu bạn mong muốn sở hữu công nghệ sơn tân tiến này để phục vụ quá trình kinh doanh, hãy đến với Sơn Thịnh phát

Sơn Thịnh Phát tự hào là đơn vị uy tín trong ngành sơn tĩnh điện với các ưu điểm:

  • Sở hữu nhiều trang thiết bị chính hãng đạt chuẩn với đầy đủ thông số.
  • Chính sách bảo hành dài hạn khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch và rõ ràng.
  • Đội ngũ chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và có tay nghề cao.
  • Tổng đài tư vấn hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, nhiệt tình luôn luôn túc trực 24/7.

Mọi thắc mắc của quý khách vui lòng liên hệ hotline 0989.687.123 – 0886.902.992 để được tư vấn, hỗ trợ. Sơn Thịnh Phát tự hào là địa chỉ cung cấp các trang thiết bị và máy móc ngành sơn hiện đại nhất. Nếu bạn muốn kinh doanh về lĩnh vực này hãy liên hệ Sơn Thịnh Phát ngay! Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và lắp đặt tận tình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời