Các loại sơn tĩnh điện phổ biến hiện nay và cách chọn loại phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại sơn tĩnh điện khác nhau. Nên chắc chắn nhiều khách hàng còn chưa biết đến đặc tính của các loại sơn tĩnh điện. Trong khi đó, việc am hiểu đặc tính của các dòng sơn đóng vai trò rất quan trọng. Nhất là trong việc lựa chọn sơn tĩnh điện phù hợp với nhu cầu sản xuất. Bởi đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các dòng sơn tĩnh điện phổ biến trên thị trường. Đồng thời chia sẻ về ứng dụng của từng dòng sơn tĩnh điện vào trong đời sống.

Phân loại các sản phẩm sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện được biết đến là một loại công nghệ sơn hiện đại đang rất phổ biến trên thị trường. Đây là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Lớp dẻo này gồm có hai loại phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Trong đó, nhựa nhiệt dẻo là hợp chất được hình thành. Chúng không cần đi qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen polypropylene nylon polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyeste). Còn nhựa nhiệt rắn trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử. Chúng sẽ xếp chéo qua nhau tạo thành lớp màng vĩnh cửu, không bị tác động bởi nhiệt.

Các loại sơn tĩnh điện đang ngày càng phổ biến hiện nay
Các loại sơn tĩnh điện đang ngày càng phổ biến hiện nay

Thành phần sản xuất ra loại sơn này:

Sơn tĩnh điện được sản xuất từ bột sơn. Chúng bao gồm các nguyên liệu chính như curatives, hợp chất polymer hữu cơ, bột màu, chất làm đều màu cùng các phụ gia khác. Tất cả sẽ được trộn đều lên để tạo thành hợp chất đồng nhất. Từ đó để nghiền thành dạng bột mịn. Theo từng cách thức sản xuất riêng, các hỗn hợp này được chia thành nhiều loại. Đặc tính sử dụng quy trình sơn ở mỗi loại sẽ khác nhau. Để có thể được thực hiện việc phân loại bột sơn tĩnh điện phổ biến. Người ta dựa vào những tiêu chí sau:

Phân loại theo tính chất

Phân loại các loại sơn tĩnh điện theo tính chất sẽ bao gồm:

  • Sơn tĩnh điện khô: hay còn được gọi là sơn tĩnh điện bột. Người đầu tiên phát minh ra công nghệ sơn này là tiến sĩ Daniel (US Patent). Sự ra đời của công nghệ này vào năm 1945. Nó đã giúp cho ngành công nghiệp sơn phát triển mạnh mẽ. Mang đến nhiều ưu điểm cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Trong bột sơn tĩnh điện, người ta cũng chia ra thành 4 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến. Đó là: Gloss – bóng, Texture – cát, Wrinkle – nhăn, Matt – mờ. Các loại này có thể được sử dụng để sơn đồ vật trong nhà lẫn ngoài trời.
  • Sơn tĩnh điện ướt: đây là công nghệ sử dụng dung môi. Cũng như các loại sơn tĩnh điện khác nó mang điện tích dương và được làm khô bằng không khí. Trong khi một số dòng sơn khác được làm khô trong lò sấy. Khi sử dụng sơn tĩnh điện thường được kết hợp với một thể tích dung môi nhất định. Chúng cần ở khoảng nhiệt độ đã quy định nào đó.

Phân loại bột sơn tĩnh điện theo chức năng

  • Bột sơn Polyester: thuộc loại sơn bột, phổ biến với hai dạng là có TGIC và không có TGIC. Chúng có đặc điểm nổi bật là khả năng đóng rắn ở trong nhiệt độ thấp.
  • Bột sơn Epoxy: đây là loại sơn tĩnh điện bột được sử dụng rộng rãi và được biết đến nhiều nhất. Chúng có hai thành phần chính bao gồm chất đóng rắn và dung môi. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của một số chất phụ gia khác.
  • Bột sơn Acrylic: đây là loại sơn bột có khả năng hòa tan trong nước. Nhưng lại có khả năng chống nước khi khô. Tuỳ vào việc cho sơn Acrylic được pha loãng với nước theo tỷ lệ bao nhiêu. Chúng có thể trở nên giống màu nước, bột màu hoặc tranh sơn dầu.
  • Bột sơn Fluoropolymer: hiện nay, sơn Fluoropolymer phổ biến với hai loại. Đó là sơn tĩnh điện FEVE và sơn PVDF. Chúng có hiệu suất cao và khả năng chống không bị ăn mòn bởi các hóa chất và môi trường.
  • Bột sơn hybrid (Epoxy-Polyester): đây là sơn được tạo từ hỗn hợp của Epoxy và Polyester. Bởi vậy chúng mang nhiều đặc tính của hai loại sơn. Chúng vừa có khả năng chống va đập, chống ăn mòn. Đồng thời vừa đảm bảo lớp màng siêu mỏng và mịn.
Phân loại sơn tĩnh điện
Phân loại sơn tĩnh điện

Ưu điểm và ứng dụng của các loại sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện khô

Trong các loại sơn tĩnh điện, sơn tĩnh điện khô vẫn được ưu tiên chọn lựa hơn cả. Sơn tĩnh điện khô đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Chúng được sử dụng rộng rãi để sơn các loại sản phẩm có vật liệu được làm từ kim loại như nhôm, sắt thép hay inox,..

Ưu điểm của sơn tĩnh điện khô:

  • Sơn tĩnh điện khô không mang chất lỏng. Nên có thể tạo cho một lớp phủ dày cho bề mặt kim loại. Lớp phủ này có khả năng không bị chảy dù ở trong nhiệt độ cao. Đồng thời, với việc áp dụng nguyên lý của điện từ, khả năng bám dính vào bề mặt sơn rất tốt. Qua đó giúp lớp sơn phủ đều, đẹp và mịn, đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
  • Sơn bột còn có tính kinh tế cao. Chúng ta có thể thu hồi được lượng sơn bột dư thừa một cách dễ dàng sau khi sơn và tái sử dụng. Nhờ đó, tiết kiệm được chi phí đầu tư cho sơn tĩnh điện. Hơn hết chúng cũng không gây ô nhiễm môi trường.
  • Có đa dạng các loại màu sơn tĩnh điện khô, có độ bền rất cao và khó phai màu. Do đó, người ta thường lựa chọn sơn bột để sơn cho các vật liệu ngoài trời. 

Sơn tĩnh điện ướt

Sơn tĩnh điện ướt có hơi dung môi nặng hơn không khí. Nên chúng sẽ bị chìm xuống đáy nên không tránh khỏi việc gây ra ô nhiễm môi trường. Đồng thời, trong công nghệ sơn tĩnh điện ngày nay thì loại này cũng không thể thu hồi lại được. Vì thế trong quá trình sơn sẽ gây ra tốn kém. Sau thời gian dài, lớp sơn này có thể bị bong tróc. Tuy nhiên, bên cạnh những nhược điểm trên thì sơn tĩnh điện ướt cũng có rất nhiều ưu điểm. Nhờ đó, dạng ướt sử dụng của sơn tĩnh điện cũng được sử dụng rộng rãi:

  • Sơn tĩnh điện ướt có màu sắc đa dạng. 
  • Bạn có thể dễ dàng sử dụng sơn tĩnh điện ướt cho hầu hết các loại vật liệu. Sơn được từ kim loại, nhựa, thuỷ tinh, gỗ mà sơn tĩnh điện khô chưa thể đáp ứng.
  • Lớp sơn phủ vô cùng đều và đẹp bởi chúng có độ bóng rất tốt.
  • Khả năng chịu nhiệt của sơn tĩnh điện ướt cũng rất cao.

Sơn tĩnh điện Polyester

Bột sơn polyester do chứa nhựa polyester nên khả năng chống tác động cơ học rất tốt. Bao gồm tính chống va đập và kháng hóa chất. Bên cạnh đó, bột sơn polyester cũng được đánh giá cao. Bởi có thể chống lại tia cực tím từ 1 đến 3 năm. Chúng còn có khả năng chống ố vàng trên sản phẩm trong thời gian dài. 

Do đó, bột sơn polyester được lựa chọn để sơn các đồ vật trong và bên ngoài nhà. Người ta cũng thường sử dụng bột sơn này trong ngành công nghiệp. Có thể kể tới công nghiệp nhôm định hình, chế tạo máy móc nông nghiệp, làm xe đạp, hay các thiết bị chiếu sáng,..

Mỗi loại sơn tĩnh điện sẽ có những đặc tính riêng
Mỗi loại sơn tĩnh điện sẽ có những đặc tính riêng

Sơn tĩnh điện Epoxy

Bột sơn Epoxy cũng là dòng bột sơn tĩnh điện nổi bật trong các loại sơn tĩnh điện. Chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội. Nên không có gì ngạc nhiên khi chúng được sử dụng trong rất nhiều công trình.

Dưới đây là 5 điểm sáng có thể kể đến ở bột sơn tĩnh điện Epoxy:

  • Độ bám dính cao: ở bột sơn Epoxy có tính bám dính chặt và lâu dài trên hầu hết các loại vật liệu.
  • Bề mặt của các vật liệu được sơn bằng bột Epoxy có mắt sơn sáng bóng. Hiệu ứng lên màu đẹp và mịn cũng như rất khó phai.
  • Tính chống thấm nước của bột Epoxy gần như là tuyệt đối. Có những loại sơn còn cho khả năng chống thấm nước đến 100%.
  • Nhờ có đặc điểm là bề mặt sơn sáng bóng. Nên ở những vật liệu được sơn Epoxy thường hạn chế được khả năng bám bụi. Đồng thời thuận tiện cho quá trình vệ sinh, lau chùi.
  • Ngoài ra, sơn Epoxy còn có nhiều đặc điểm nổi bật khác. Chẳng hạn như có khả năng chống tĩnh điện, chống cháy, chống chịu ma sát và chịu lực.

Tuy nhiên, ở bột sơn Epoxy vẫn còn kém ở khả năng chống nóng và cản sáng. Nên chúng được sử dụng phổ biến như một lớp sơn lót. Như vậy để có tác dụng chống ăn mòn cao hoặc dùng để sơn các đồ vật ở trong nhà. 

Sơn tĩnh điện Fluoropolymer

Đây là loại bột sơn được kết hợp giữa nhựa polyester và hợp chất làm cứng. Ngoài ra còn thêm các chất phụ gia khác. Như vậy để tăng cường khả năng chống ăn mòn, chống ẩm và chống tia cực tím.

Xét trong tất cả các loại bột sơn tĩnh điện thì sơn Fluoropolymer có khả năng chống tác động thời tiết tốt. Chúng có thể giữ được độ bóng bền lâu với thời gian. Bằng việc sử dụng sơn Fluoropolymer sẽ giúp cho sản phẩm có bảo hành lên đến 20 năm. 

Ứng dụng của bột sơn tĩnh điện Fluoropolymer là để dùng cho kiến trúc bên ngoài. Có thể kể tới như làm tường rèm, cửa sổ. Hoặc dùng cho phụ kiện phòng tắm, phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô,..

Sơn tĩnh điện Hybrid

Bột sơn tĩnh điện Hybrid là loại bột sơn kết hợp giữa nhựa Epoxy và Polyester. Bởi vậy, chúng vừa mang trong mình thuộc tính cơ học, vừa có khả năng bảo vệ bề mặt sản phẩm tuyệt vời. Bên cạnh đó, hệ màu sắc của dòng sơn này cũng rất phong phú, cho hiệu ứng bề mặt đa dạng như: màng sơn bóng, mờ, nhăn, cát, nhũ bạc,.. Đồng thời, sơn bột tĩnh điện Hybrid Epoxy Polyester có chi phí thấp. Do đó sản phẩm cũng rất được nhiều đơn vị ưa thích ứng dụng trong sản xuất.

Tuy nhiên, bột sơn Hybrid cũng có một số nhược điểm. Đó là chống chịu thời tiết kém. Vì thế được sử dụng phổ biến trong sơn phủ các sản phẩm trong nhà. Có thể kể tới như sơn các thiết bị chiếu sáng, sơn thiết bị gia dụng, đồ nội thất nhà, đồ chơi trẻ em,..

Sơn tĩnh điện Acrylic

Bột sơn Acrylic đặc biệt được yêu thích và sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô. Bởi chúng được đánh giá cao hơn so với những bột sơn tĩnh điện khác ở độ mạnh và bền. Đồng thời, chúng còn góp phần tạo cho lớp sơn trên bề mặt sản phẩm có hiệu ứng bóng và nhẵn mịn tốt. Hơn hết có độ bao phủ cao hơn so với những dòng sơn khác.

Hướng dẫn lựa chọn các loại sơn tĩnh điện phù hợp

Việc lựa chọn các loại sơn tĩnh điện phù hợp, chính xác nhất thì bạn cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng, yếu tố chất lượng và điều kiện về kinh tế.

  • Nếu muốn sơn kiến trúc ở bên ngoài thì có thể lựa chọn dòng sơn Fluoropolymer. Còn nếu để sơn tĩnh điện cho vật dụng trong nhà có thể chọn bột sơn Hybrid.
  • Nếu có điều kiện về kinh tế thì nên lựa chọn dòng sơn tĩnh điện cao cấp.

Ngoài ra sau khi đã chọn được loại sơn thích hợp, thì bạn cũng cần thực hiện ước tính diện tích cần sơn nhằm xác định được lượng sơn mình cần dùng, tránh trường hợp gây lãng phí hay mất công chạy đi chạy lại để mua thêm hay nếu như mua thừa thì sẽ gây ra sự lãng phí.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

Mặc dù trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại sơn tĩnh điện. Tuy nhiên nếu xét về điểm chung thì nguyên lý hoạt động của các loại sơn này rất giống nhau. 

Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý tạo cho bề mặt vật liệu lớp phủ sơn. Bằng việc sử dụng súng phun sơn đặc biệt. Trong đó, khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun sơn, chúng sẽ mang điện tích dương (+) tại đầu kim phun. Sau đó tiếp tục di chuyển theo điện trường để đến với vật liệu sơn, nơi mang điện tích âm (-). Nhờ vào lực hút trái dấu giữa các ion điện tích mà sơn tĩnh điện sẽ bám chặt và phủ đều lên quanh vật liệu sơn. Kể cả các phần bề mặt bị khuất cũng được sơn tĩnh điện rải đều xung quanh.

Kết luận

Nhìn chung, về nguyên lý hoạt động của quy trình sơn tĩnh điện khá đơn giản. Đối với công nghệ sơn này thì súng phun tĩnh điện và bộ điều khiển tự động là những thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài các thiết bị trên, thì để đảm bảo độ hoàn thiện cho lớp sơn trên bề mặt vật liệu. Dây chuyền sơn tĩnh điện cần phải được hỗ trợ thêm bởi các thiết bị khác. Cụ thể như hệ thống xử lý bề mặt, buồng phun sơn, buồng sấy, thiết bị thu hồi bột sơn, máy tách ẩm khí nén,..

Một điều quan trọng trong quá trình sơn tĩnh điện là cần phải đảm bảo cho vật liệu phủ. Chúng cần được làm nóng ở nhiệt độ cao. Như vậy để hạn chế được việc bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc với vật liệu phủ. Quá trình làm nóng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó để tối ưu công đoạn thì các các mẻ sơn nên được đồng nhất về một màu.

Quy trình sơn các loại sơn tĩnh điện cơ bản gồm các bước:

  • Bước 1: xử lý bề mặt.
  • Bước 2: phun sơn tĩnh điện.
  • Bước 3: sấy sơn.
  • Bước 4: kiểm tra, đóng gói sản phẩm.

Sự khác biệt chính giữa sơn lỏng thông thường với sơn lớp sơn tĩnh điện

Các loại sơn tĩnh điện và sơn thường có đặc tính không giống nhau. Đồng thời khả năng tạo cho sản phẩm độ bóng, đẹp và chất lượng cũng khác nhau. Bởi sơn tĩnh điện là loại sơn phủ chạy tự do. Khác với sơn lỏng thông thường, chúng sẽ đóng rắn dưới tác động của nhiệt hoặc của tia cực tím. Đồng thời, loại sơn này được liên kết với bề mặt sơn bằng nguyên lý tích điện. Do đó, chúng cho độ phủ tốt, đẹp và cứng hơn so với các loại sơn khác.

Ưu điểm các loại sơn tĩnh điện

Ở sơn tĩnh điện cũng cho độ bền cao hơn. Chúng sẽ không chịu ảnh hưởng bởi môi trường hay các chất oxy hoá. Những sản phẩm được sơn bằng sơn tĩnh điện có thể giữ được độ mới và chất lượng sơn từ 10 năm trở lên. Sản phẩm khó bị bong tróc, trầy xước trong thời gian dài.

Sơn tĩnh điện có nhiều điểm nổi trội hơn các loại sơn khác
Sơn tĩnh điện có nhiều điểm nổi trội hơn các loại sơn khác

Lưu ý khi dùng sơn tĩnh điện

Hơn hết, sơn tĩnh điện sẽ phải trang bị súng phun sơn để sơn. Nên trong quá trình thi công, nhân công sẽ không phải trực tiếp tiếp xúc với sơn. Công nhân có thể điều khiển chúng dựa trên bộ điều khiển tự động. Trong khi đó, ở sơn lỏng, người thi công sẽ phải sử dụng cọ hoặc chổi để trực tiếp sơn lên bề mặt sơn. Điều này có thể khiến cho sơn bị dính lên người và quần áo. 

Hy vọng với những chia sẻ về các loại sơn tĩnh điện trên đây. Bạn có thể nắm bắt được ưu điểm và nhược điểm cũng như ứng dụng của từng loại. Qua đó lựa chọn cho mình loại sơn phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu như bạn muốn đặt gia công sơn tĩnh điện thì có thể liên hệ đến với công ty sơn tĩnh điện tại tp.hcm và bình dương của chúng tôi. Tại đây, chúng tôi sở hữu cho mình dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại và các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao cùng quy trình sơn tĩnh điện nghiêm ngặt. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sản phẩm sơn tốt nhất, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời