Cách Sơn Tĩnh Điện Và Những Lưu Ý Khi Sơn Tĩnh Điện

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phủ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Những thành phẩm sau khi sơn đều có chất lượng cực kỳ tốt. Để có được điều đó, chúng ta cần có quy trình sơn theo các bước đã được quy định. Bài viết này, Sơn Thịnh Phát sẽ giới thiệu bạn cách sơn tĩnh điện để đạt được hiệu quả tốt. Bên cạnh đó là một số lưu ý khi áp dụng quy trình sơn mà bạn cần biết. Hãy theo dõi đến hết bài viết để có được những thông tin hữu ích cho mình nhé!

Tính Chất Của Sơn Tĩnh Điện?

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn theo cách phủ sơn ở dạng bột khô và được nung chảy tự do. Bột sơn được bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác. Sơn tĩnh điện là ứng dụng dựa trên nguyên lý tĩnh điện. Bột sơn sẽ mang điện tích dương (+) được di chuyển qua súng phun sơn để tiếp xúc với bề mặt sản phẩm được tích điện âm (-). Bằng phương pháp sấy khô hoặc nung nóng, lớp sơn sẽ tan chảy sau đó đóng rắn và tạo nên liên kết bền chặt. Lớp sơn khi hoàn thiện sẽ bám chắc và có độ cứng hơn so với sơn thường.

tính chất sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện mang nhiều tính chất đặc trưng

Sơn tĩnh điện vốn không có nhiều thành phần chất lỏng và dung môi. Chính vì vậy, nó có thể tạo được lớp sơn phủ dày hơn sơn thông thường. Do chúng cũng không chứa chất lỏng có tính chất bay hơi nên quá trình phun sơn sẽ ít phác thải và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sơn tĩnh điện thường được dùng để phun phủ lên bề mặt của hầu hết các vật liệu kim loại. Điển hình như các loại đồ dùng thiết bị dân dụng, sắt, nhôm, khung thép, ô tô, hàng rào,…

Vì Sao Sơn Tĩnh Điện Được Ưa Chuộng Rộng Rãi?

Nguyên nhân sơn tĩnh điện được ưa chuộng hơn sơn thường vì chất lượng sản phẩm sơn tĩnh điện cao. Tuy giá sơn thường rẻ và cách sơn đơn giản, nhưng nó chứa tới 60% là dung môi ô nhiễm. Ngoài ra với cách sơn đơn giản không có các quy định cụ thể như cách sơn tĩnh điện, từ đó chất lượng cũng như màu sắc khi sử dụng sơn thường sẽ không bền đẹp. Bạn có thể thấy sự vượt trội của sơn tĩnh điện qua bảng so sánh sau:

Loại sơnSơn tĩnh điệnSơn thường
Chi phí thực hiệnNhờ vào quy trình và cách sơn tĩnh điện hiệu quả. Vì thế chi phí sẽ được tối ưu và không phát sinh thêm về chi phí vật liệu, nhân công,…Phát sinh chi phí để xử lý sơn thừa vì quy trình sơn thường có hiệu quả thấp.
Tính an toànThợ sơn sẽ không phải tiếp xúc với sơn trực tiếp vì được trang bị súng phun và đồ bảo hộ.Thợ sơn sẽ trực tiếp sơn lên bề mặt sản phẩm, rất dễ bị ảnh hưởng của dung môi.
Sự thân thiện môi trườngHoàn toàn an toàn với môi trường vì không chứa dung môi. Sơn được tự thu hồi và tái sử dụng.Gây ô nhiễm với môi trường vì chứa lượng dung môi lớn.
Hiệu quả sau sơnSản phẩm sau khi sơn có độ bền cao, lớp sơn đều và dày, độ bền cao, màu sắc chuẩn. Lớp sơn khó bị bong tróc trước tác động của môi trường. Lớp sơn thường không đều màu và mỏng. Dễ bị các tác động của môi trường làm cho hao mòn.

Tại Sao Áp Dụng Đúng Quy Trình Chính Là Cách Sơn Tĩnh Điện Hiệu Quả?

Khi áp dụng các bước của quy trình sơn, hiệu quả mang lại đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm khi sơn được áp dụng chặt chẽ quy trình sẽ có độ bền cao, màu sắc chuẩn,… Ngoài ra, áp dụng đúng quy trình sẽ đem đến cho bạn những lợi ích về chi phí. Chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí thuê nhân công và vật liệu phát sinh. Với công nghệ sơn tĩnh điện có hệ thống tự động thu hồi sơn, bạn sẽ góp phần bảo vệ môi trường bằng việc tái sử dụng sơn.

Cách sơn tĩnh điện hiệu quả chính là áp dụng đúng quy trình sơn để tạo ra sản phẩm tốt với giá thành cạnh tranh. Chính vì vậy, công nghệ sơn tĩnh điện luôn được ưa chuộng và tin dùng trong nhiều năm qua. Mời bạn theo dõi tiếp sau đây các bước trong quy trình sơn tĩnh điện. Đó cũng chính là cách sơn mà bạn nên áp dụng nghiêm ngặt.

Cách Phun Sơn Tĩnh Điện Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Giúp sản phẩm sơn đạt được chất lượng tuyệt đối, bạn cần thực hiện cách sơn theo từng bước sau:

Chuẩn Bị Trước Khi Tiến Hành Sơn Tĩnh Điện

Tháo Rời Các Chi Tiết Không Sơn Ra Khỏi Sản Phẩm (Nếu Có)

Ở bước đầu tiên tuy có vẻ đơn giản nhưng có khá nhiều quên bước này. Khi tiến hành phủ sơn, chúng sẽ bám chặc và bao phủ kín lên mọi khu vực tiếp xúc. Vì thế, bạn cần tháo rời những chi tiết như ổ trục, bu lông, ốc vít,… Chúng sẽ mất hoàn toàn tác dụng gắn kết các phần lại nếu như được phủ sơn lên tất cả.

Làm Sạch Bề Mặt Chi Tiết Cần Sơn Một Cách Kỹ Lưỡng

Tiếp đến chúng ta cần kiểm tra vệ sinh sạch bề mặt vật liệu trước khi sơn. Vì nguyên lý của sơn tĩnh điện chính là tạo ra liên kết bền qua lớp phủ giữa bề mặt và màng sơn. Bạn phải luôn đảm bảo cho bề mặt vật liệu không còn dầu mỡ và các vết hoen rỉ. Quá trình làm sạch bề mặt cần được thực hiện qua việc lần lượt nhúng chúng vào các bể chứa hóa chất và nước.

làm sách bề mặt là một bước trong cách sơn tĩnh điện
Làm sạch về mặt là cần thiết khi thực hiện cách sơn tĩnh điện

Các bể chứa này được xây lên bằng bê tông, gạch và được phủ nhựa composite để chống ăn mòn. Bên cạnh đó người ta có thể dùng thép không gỉ hay inox để làm bể.

Sấy Khô Vật Liệu Cần Sơn Sau Khi Làm Sạch

Sau khi đã làm sạch bề mặt sản phẩm, tiếp đến chúng ta sẽ đến công đoạn sấy khô bằng lò sấy. Về chức năng, lò sấy có khả năng làm hơi nước trên bề mặt sản phẩm bay hơi nhanh. Vai trò của công đoạn này chính là làm khô bề mặt sản phẩm trong quá trình chờ được sơn. Hình dạng của lò sấy khô thông thường sẽ là hình khối. Nguồn nhiệt để điều khiển nhiệt độ trong lò sấy là bếp hồng ngoại hoặc khí gas.

Các sản phẩm sẽ được băng chuyền hoặc ròng rọc đẩy vào lò sấy. Sản phẩm sau khi được sấy khô phải để ở khu vực thoáng mát, không ẩm ướt để tránh nước và hóa chất vây vào. Vật liệu sau khi hoàn thành bước làm sạch bề mặt phải được che chắn kỹ. Nhiệt độ lý tưởng để sấy khô tối đa là 120 độ C, thời gian sấy khô lý tưởng là 12-15 phút.

Tiến Hành Phun Sơn Tĩnh Điện

Kiểm Tra Kỹ Các Hệ Thống Và Buồng Phun Sơn Để Tiến Hành Sơn Tĩnh điện

Bạn cần kiểm tra thật kỹ tình trạng cũng như đảm bảo được các hệ thống hoạt động bình thường. Vì chỉ cần một trong số các hệ thống gặp vấn đề trong quá trình sơn cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một dây chuyền sơn tĩnh điện. Bạn nên quan tâm đặc biệt đến các dụng cụ có trong buồng sơn. Vì đó là nơi diễn ra quá trình phun sơn của chúng ta. Buồng phun sơn hiện nay có 2 loại, bao gồm:

  • Buồng phun sơn tự động. Tại đây có những robot có nhiệm phụ phun sơn mà không cần sự can thiệp của thợ sơn.
  • Buồng phun sơn bán tự động. Buồng phun sơn này có súng phun sơn và sẽ được thợ sơn sử dụng để phun sơn lên sản phẩm thay vì robot tự động.
thực hiện cách sơn tĩnh điện luôn cần buồng phun sơn
Thực hiện cách sơn tĩnh điện luôn cần buồng phun sơn

Tiến Hành Phun Sơn

Sau các bước trên, tiếp theo chúng ta sẽ đưa vật liệu vào buồng sơn để tiến hành phun sơn. Việc tiến hành quá trình phun sơn phải được diễn ra trong buồng sơn. Súng phun sẽ dẫn bột sơn có điện tích dương phun trực tiếp lên vật liệu có điện tích âm. Tất cả đều nhằm mục đích tạo nên độ bám dính bền chặc của sơn trên sản phẩm.

Đặc biệt, buồng phun sơn sẽ có hệ thống giúp bạn thu hồi bột sơn bị dư. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tái sử dụng lại bột sơn đã được thu hồi này. Vì thế hệ thống buồng sơn sẽ giúp chúng ta thực hiện quá trình sơn dễ dàng và tiết kiệm.

Về khoảng cách tiếp xúc giữa súng phun và bề mặt vật liệu. Súng phun sơn phải được đặt vuông góc với bề mặt cần sơn. Đối với hệ thống buồng bán tự động, khoảng cách tầm 10-15 cm là phù hợp cho súng cầm tay. Đối với hệ thống buồng phun tự động, khoảng cách tầm 20-25cm sẽ lý tưởng nhất cho robot phun sơn. Nên phun sơn những nơi có nhiều góc cạnh trước rồi mới sơn mặt phẳng. Tương tự, phun sơn từ dưới trước rồi mới lên trên. Bên cạnh đó bạn cần chú ý đến hướng phun của sơn. Điều đó sẽ tránh ảnh hưởng tới hướng của người khác khi đối diện.

Sấy Khô Để Bảo Vệ Lớp Sơn Tĩnh Điện Được Lâu Bền

Sau khi vật liệu đã được phun sơn, tiếp đến chúng ta sẽ đưa chúng vào hệ thống lò sấy sơn. Đây cũng là bước cuối cùng của hướng dẫn cách sơn tĩnh điện. Trước khi sấy sản phẩm, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm cho vào lò để sấy. Bạn cần sắp xếp chúng một cách gọn gàng. Bên cạnh đó, sản phẩm phải cần được xếp có khoảng cách nhất định, tránh để va vào nhau. Thời gian cho quá trình sấy sơn trên sản phẩm diễn ra trong vòng 30 phút. Trong 20 phút đầu tiên, bạn hãy chỉnh nhiệt độ lên mức 180-200 độ C. Khoảng thời gian 10 phút sau là để ủ đến khi lớp sơn đã chín. Nguồn nhiệt chính được sử dụng để cấp nhiệt cho lò sấy đó là bếp hồng ngoại, khí gas.

Những Lưu Ý Khi Áp Dụng Cách Sơn Tĩnh Điện

Áp Dụng Đối Với Cách Sơn Tĩnh Điện Tại Nhà Hay Thủ Công

Đối với phương pháp sơn tĩnh điện thủ công hoặc tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

Cần Trang Bị Đồ Bảo Hộ

Một khi có những tiếp xúc với các hóa chất hoặc các dung môi, bạn đều nên trang bị đồ bảo hộ. Chúng ta biết rằng các chất này sẽ có những phản ứng không tốt khi tiếp xúc với da. Vì vậy, sử dụng đồ bảo hộ sẽ giúp cho bạn hạn chế các rủi ro trong quá trình thức hiện cách sơn tĩnh điện. Các đồ bảo hộ có thể là quần áo bảo hộ, mặt nạ che mặt bảo hộ, găng tay bảo hộ,…

Thao Tác Sử Dụng Súng Phun Sơn Đúng Cách

Khi tiến hành phun sơn, vì áp lực của súng phun rất lớn nên từ đó sẽ tạo ra tia bắn rất mạnh. Vì vậy, khi sử dụng súng phun, bạn phải cầm súng đúng cách và cầm một cách chắc chắn. Vì áp lực bắn đó sẽ khiến súng dội lại, nên cần có một lực cầm súng thật chắc từ phía bạn. Bạn cần kiểm soát được hướng bắn của đầu sơn. Vì khi bạn không kiểm soát được hướng phun và vô tình chạm phải công tắc kích hoạt, tia sơn sẽ đi lệch hướng và bắn vào các vật xung quanh.

Thực Hiện Đúng Cách Sơn Tĩnh Điện Và Đúng Như Hướng Dẫn

Bạn cần thực hiện sơn tĩnh điện đúng cách theo hướng dẫn và tuần tự theo các bước. Vì thực hiện bám sát hướng dẫn sẽ giúp hạn chế việc có những sai sót trong quá trình phun. Điều đó cũng giúp hạn chế được các lỗi xuất hiện trên sản phẩm. Bạn cần tuyệt đối không dùng sản phẩm đã được sơn ngay sau thời điểm vừa phun sơn. Vì sau khi thực hiện xong các bước, chúng cần có khoảng thời gian ngắn cho quá trình khô lại. Nếu sử dụng lập tức sẽ khiến cho lớp sơn chưa khô bám vào da, điều này sẽ gây hại cho da. Bên cạnh đó, sản phẩm vừa mới sơn sẽ mất đi tính thẩm mỹ vì lớp sơn không đều.

Áp Dụng Đối Với Cách Sơn Tĩnh Điện Tại Xưởng

Về các điều cần lưu ý của việc sơn tĩnh điện tại xưởng, chúng ta cần chú tâm những điều sau:

Lắp Đặt Hệ Thống Đúng Quy Định

Khi thực hiện quá trình lắp đặt các hệ thống sơn tĩnh điện tại xưởng, tất cả phải được lắp đặt đúng quy định. Các hệ thống cần phải được đảm bảo về chất lượng. Vì khi tiến hành quá trình sơn, một trong các hệ thống gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm. Đây cũng là một yếu tố đảm bảo khi thực hiện cách sơn tĩnh điện được hiệu quả.

Chú Ý Đến Các Thông Số Khi Lắp Đặt

Những thông số có trong dây chuyền phun sơn như: Độ ẩm tương đối, nhiệt độ, tốc độ lưu chuyển của không khí,…Trong hệ thống buồng sơn không được vượt quá quy định cho phép.

Trang Bị Đầy Đủ Các Công Cụ Phòng Cháy

Các phương tiện phòng cháy phải luôn được trang bị trong các khu vực bao gồm: Buồng sơn, các khu vực sơn, khu vực kho trong phân xưởng,… Bởi vì chúng ta sẽ không lường trước được các nguyên nhân gây ra cháy nổ. Cần trang bị đầy đủ các công cụ phòng cháy để kịp thời ứng phó, tránh ảnh hưởng đến các khu vực khác.

Vừa rồi, Sơn Thịnh Phát đã tổng hợp các cách sơn tĩnh điện hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Hy vọng với những thông tin và kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn để giải đáp câu hỏi “sơn tĩnh điện như thế nào?”. Nhất là trong việc vận dụng và giải quyết các vấn đề thật nhanh chóng khi đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời