Thành phần bột sơn tĩnh điện gồm những gì? Bảo quản thế nào?

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu chính được dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Được sử dụng phổ biến trong sơn tĩnh điện là vậy nhưng bạn đã biết rõ nó bao gồm những thành phần gì và có chức năng như thế nào chưa. Cùng Sơn Thịnh Phát tìm hiểu chi tiết về thành phần bột sơn tĩnh điện, các đặc tính cũng như cách bảo quản giữ nguyên bản chất thành phần hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là một loại hợp chất hữu cơ. Và là nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Bột sơn được áp dụng nguyên lý lực tĩnh điện. Tích điện trái dấu cho bột và sản phẩm để tăng khả năng bám dính. Gia nhiệt và phủ kín lên bề mặt giúp cho sản phẩm đều, đẹp và chống chịu ăn mòn tốt.

Tuỳ thuộc vào thành phần mà sẽ có 4 loại bột sơn tĩnh điện gồm: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và Nhăn (Wrinkle). Sử dụng cho cả điều kiện trong nhà lẫn ngoài trời.

Thành phần bột sơn tĩnh điện có gì?

Các nhóm thành phần bột sơn tĩnh điện
Các nhóm thành phần bột sơn tĩnh điện

Thành phần của bột sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Hợp chất polymer hữu cơ (được gọi là Organic Polymer): Thành phần quan trọng của bột.
  • Curatives: Là chất đóng rắn. Giúp cho bột sơn khi phun đóng rắn và bám dính nhanh chóng lên bề mặt sản phẩm.
  • Chất làm đều màu: Đây là hợp chất giúp sơn khi phun lên bề mặt sản phẩm đều và mịn hơn. Hạn chế tình trạng loang lổ gây mất thẩm mỹ khi hoàn thành. 
  • Bột màu: Hiện nay có rất nhiều màu sắc bột sơn tĩnh điện khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất trộn bột có màu sắc phù hợp. 
  • Các chất phụ gia khác: Nhằm đảm bảo các yếu tố lưu biến.

Các thành phần này được trộn với nhau và làm nóng chảy để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, được làm nguội dần và nghiền nát thành bột mịn. Đấy được gọi là bột sơn tĩnh điện và được sử dụng để phủ sơn lên bề mặt chất nền kim loại. Phương pháp này sử dụng súng phun hoặc máy phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điện lên bề mặt sản phẩm và mang đi nung nóng. Khi bột nóng chảy sẽ tạo thành lớp bề mặt liên kết và bám dính tốt hơn.

Thành phần hợp chất Polymer hữu cơ

Polymer là thuật ngữ chỉ các hợp chất cao phân tử. Là các hợp chất có khối lượng lớn và có cấu trúc lặp lại nhiều lần các mắt xích cơ bản. Có trọng lượng phân tử cao. Được sử dụng kết hợp với các chất tạo màng chính trong hệ sơn dung môi. Được xem là một trong những thành phần của bột sơn tĩnh điện không thể thiếu.

Trong tự nhiên, Polymer có trong tơ nhện, sừng, cellulose, cao su,… Hay có nguồn gốc từ khí tự nhiên, than đá, dầu thô,…

Tính chất của Polymer hữu cơ ở dạng răng, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Mà thay vào đó là khoảng nhiệt độ nóng chảy rộng. Khi bị nung chảy, sẽ chuyển thành dạng lỏng nhớt và khi để nguội sẽ chuyển sang thể rắn. Do đó, đây được xem là thành phần bột sơn tĩnh điện quan trọng. Dựa vào nguyên lý này, bột sơn tĩnh điện sau khi phun sơn ở nhiệt độ nhất định sẽ nóng chảy và bám dính lên bề mặt sản phẩm lâu hơn.

Thành phần chất phụ gia của bột sơn tĩnh điện

Thường sử dụng lên đến 4 loại chất phụ gia nhằm đảm bảo các yếu tố lưu biến của sơn như: độ lắng, độ dàn trải và độ phẳng mặt.

Bên cạnh đó, chất phụ gia biến lưu cần thiết để ổn định sơn trong suốt quá trình phun sơn, sản xuất, đóng gói, vận chuyển,… Mục đích cuối cùng là đảm bảo được tính chất của lớp màng sơn đạt được yêu cầu hoàn hảo của người dùng.

Màu sắc trực quan của bột sơn tĩnh điện

Các loại màu sắc trực quan từ thành phần của bột sơn tĩnh điện
Các loại màu sắc trực quan từ thành phần của bột sơn tĩnh điện

Hệ thống sơn tĩnh bột hiện nay có đa dạng loại bột từ màu sắc đến kết cấu khác nhau. Các loại màu sắc của bột sơn tĩnh điện phổ biến như sau (bao gồm cả những màu sơn tĩnh điện thông thường kèm theo độ bóng khác nhau):

  • Màu bột sơn vàng Candy: Có nhiều màu sắc ánh vàng và có hiệu ứng mờ. Để có được màu vàng Candy trên sản phẩm cần phải phủ một lớp crom hoặc bạc bên ngoài, có thể mạ crom và đánh bóng.
  • Màu Crom: Loại bột có khả năng phản chiếu dưới ánh nắng mặt trời. Tương tự như màu bạc hoặc crom sáng bóng.
  • Kiểu màu bột khi phun lên sản phẩm có bề mặt lồi, lõm, sần sùi: Lớp bột sơn tĩnh điện sẽ tạo ra lớp kết cấu vật lý, có thể cảm nhận chúng bằng tay. Loại bột này có nhiều màu sắc và kết cấu vật lý khác nhau.

Xem thêm: Bột Sơn Tĩnh Điện Có Các Loại Nào? Cách Pha Bột Ra Sao?

Điều kiện bảo quản thành phần bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện ở dạng khô không có chứa dung môi. Nên sẽ không tốn nhiều chi phí chế biến cũng như bảo quản. Đồng thời cũng không lo cháy nổ hay làm ảnh hưởng đến môi trường.

Để bảo quản được thành phần bột sơn tĩnh điện an toàn và giữ nguyên được bản chất, cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Để bột sơn ở nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 33 độ C. Điều kiện này khá phù hợp với thời tiết và khí hậu của nước ta.
  • Chỉ nên chất chống lên quá cao, tối đa nên là 5 lớp.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về thành phần bột sơn tĩnh điện. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu được thành phần sơn tĩnh điện để lựa chọn phù hợp. Và biết cách bảo quản đúng cách để giữ được đặc tính của sơn.

Để tìm được loại bột sơn tĩnh điện chất lượng, bạn cần lựa chọn đơn vị uy tín. Sơn Thịnh Phát là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Tại đây chúng tôi sở hữu dây chuyền hiện đại, công nghiệp, thiết bị tiên tiến. Có đội ngũ nhân viên tay nghề cao và quy trình sơn tĩnh điện nghiêm ngặt. Mang đến cho khách hàng các sản phẩm sơn chất lượng tốt nhất, đáp ứng đa dạng các nhu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời